Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Địa chỉ đỏ” giáo dục tình yêu biển đảo

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 5 năm k t ngày thành lp, vi hàng ngàn tư liu, hin vt quý minh chng sng đng nht v cuc đu tranh bo v ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, Nhà trưng bày Hoàng Sa tr thành đa ch đ giáo dc tình yêu bin đo trong mi tng lp nhân dân, nht là các thế h hc sinh…


Các hc sinh Đà Nng tham quan, hc lch s ti Nhà trưng bày Hoàng Sa

Nơi hc sinh hiu hơn v quê hương

Cuộc triển lãm Châu bản triều Nguyễn vào cuối tháng 3 tại Nhà trưng bày Hoàng Sa thu hút hàng trăm học sinh, sinh viên tham quan. Em Yến Nhi, sinh viên ngành quản trị du lịch (ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng) có mặt từ rất sớm. Nữ sinh này dừng lại rất lâu trước mỗi Châu bản, ghi chép cẩn thận vào cuốn sổ tay mang theo. “Em theo ngành du lịch nên muốn tìm hiểu lịch sử có chiều sâu để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân cũng như có dịp sẽ giới thiệu đến bạn bè, du khách về quê mình”, Yến Nhi bộc bạch.

Lần đầu tiên được theo mẹ đến Nhà trưng bày Hoàng Sa, cậu học trò Khánh Hoàng, học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Đại Nghĩa liên tục đặt ra những câu hỏi về chủ quyền biển đảo, vị trí xung yếu của TP.Đà Nẵng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và nguyên nhân của tên gọi Nhà trưng bày Hoàng Sa. Hoàng nói, em muốn biết để chia sẻ lại với các bạn về nơi mình được đến, được tìm hiểu.

Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa Lê Tiến Công cho biết, nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đơn vị đã phối hợp Sở GD-ĐT Đà Nẵng đưa Nhà trưng bày Hoàng Sa vào kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục lịch sử, văn hóa cho học sinh các cấp trên địa bàn thành phố và đưa học sinh đến tham quan, học tập tại đây. Đến nay, Nhà trưng bày Hoàng Sa đã đón 34.917 học sinh, chiếm hơn 42% tổng lượt khách. Tổ chức nhiều cuộc thi rung chuông vàng với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương”. Ngoài ra, tổ chức 18 cuộc triển lãm lưu động tại các trường THCS và THPT trên toàn thành phố. Để phát huy được vai trò và giá trị của nguồn thông tin tư liệu mới đến với người dân và khách tham quan, Nhà trưng bày Hoàng Sa cũng đã thực hiện công tác chỉnh lý không gian trưng bày một cách hệ thống nhất để người dân, du khách dễ tiếp cận.

Khng đnh ch quyn thiêng liêng ca T quc

Ông Lê Tiến Công cho biết, trong 5 năm qua, Nhà trưng bày Hoàng Sa đã tổ chức đi khảo sát, sưu tầm tư liệu, hiện vật nhiều nơi để củng cố, khẳng định chủ quyền Tổ quốc qua các thời kỳ. Với nhiều điểm đến như: Đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); Viện Hải Dương học Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa); Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV; đảo Cù Lao Chàm, các xã thuộc tỉnh Quảng Nam; tại TP.Đà Nẵng; Trung tâm Lưu trữ quốc gia I; Thủ đô Hà Nội; Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Viện Nghiên cứu Biển Đông trực thuộc Bộ Ngoại giao… để nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu, hiện vật, bản đồ, sách và một số tạp chí của phương Tây viết về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; Sưu tầm, sao chụp tư liệu báo giấy, tạp chí viết về quần đảo Trường Sa tại các cơ quan báo chí trên địa bàn Đà Nẵng sao chụp, sưu tầm các bài báo viết về Hoàng Sa. Theo đó, Nhà trưng bày Hoàng Sa đã sưu tầm 5.583 tư liệu, hiện vật từ các nguồn chuyển nhượng, mua bán, chuyển giao, hiến tặng…


Nhà trưng bày Hoàng Sa – nơi trưng bày, gii thiu nhng thông tin, tư liu v quá trình khai phá, xác lp và bo v ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa

Nhà trưng bày Hoàng Sa đưc thành lp và đi vào hot đng tháng 3-2018. Đây là nơi trưng bày, gii thiu nhng thông tin, tư liu v quá trình khai phá, xác lp và bo v ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa. Nơi minh chng v s tht trong cuc đu tranh bo v ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa.

Cuộc triển lãm mới đây nhất với chủ đề “Đà Nẵng nhìn từ biển qua Di sản tư liệu thế giới Châu bản triều Nguyễn” với 100 tư liệu mới đây đã góp thêm phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ xa xưa. Nhìn lại lịch sử, Đà Nẵng ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước ta. Giữa thế kỷ XVI, Đà Nẵng là tiền cảng trung chuyển hàng hóa, sửa chữa tàu thuyền nhưng sang thế kỷ XIX đã trở thành thương cảng lớn nhất miền Trung. Đà Nẵng vừa là tâm điểm của những chuyến hàng hải vừa là nơi diễn ra quan hệ ngoại giao không chính thức giữa triều đình Huế với các nước phương Tây. Đồng thời, Đà Nẵng là nơi “hải cương trọng địa”, có cửa biển “tối vi xung yếu”, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong quân sự, quốc phòng. Với vị thế đó, Đà Nẵng có vai trò đặc biệt về kinh tế, quân sự, quốc phòng dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, tiếp nối truyền thống vươn khơi bám biển, những binh dân thời Nguyễn đã không quản nơi đầu sóng ngọn gió, vượt vạn dặm hải lý đến với xứ Hoàng Sa. Câu chuyện về đội “hùng binh” hàng năm băng sóng vượt gió và sự quản lý vùng biển của nhà Nguyễn chính là lời khẳng định của tiền nhân về chủ quyền đối với quần đảo này. Theo ghi chép trong nhiều bản đồ và thư tịch cổ thì quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sử liệu Châu bản triều Nguyễn viết: “Xứ Hoàng Sa thuộc hải cương nước ta, hàng năm có lệ sai phái thuyền binh ra khảo sát để quen đường biển”. Thực tế, từ sớm các chúa Nguyễn đã quản lý và lập đội Hoàng Sa để phái đi khai thác sản vật ở quần đảo này.

Kế thừa truyền thống vươn khơi bám biển của tiền nhân, vua Gia Long tiếp tục sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa để đi “thăm dò đường biển” và khai thác sản vật ở xứ Hoàng Sa. Sau khi nối ngôi, vua Minh Mạng đẩy mạnh hoạt động quản lý trên quần đảo này, sai phái binh dân ra khảo sát, đo vẽ bản đồ, cắm mốc đánh dấu những nơi đã tới, cứu hộ tàu thuyền gặp nạn khi qua hải phận… Những hoạt động đó trở thành định lệ và được các vua kế nhiệm thực thi để bảo vệ vùng hải cương này.

Ông Võ Ngọc Đồng – Giám đốc Sở Nội vụ, kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa khẳng định: “Sau bao phen “biển động”, câu chuyện của tiền nhân với biển vẫn lưu dấu trên những trang sử liệu Châu bản triều Nguyễn. Đó không chỉ là câu chuyện của lịch sử mà còn là sợi chỉ gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai, như ngọn hải đăng soi tỏ hải trình cho hậu thế”.

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)