Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Địa danh du lịch từ góc nhìn ngôn ngữ

Tạp Chí Giáo Dục

Vào nhng ngày hè, bưc chân lãng du hn đã tng đưa du khách đến nhiu đa đim du lch trên đt nưc tươi đp ca chúng ta, nhưng chc rng không phi tt c mi ngưi đu đã hiu tưng tn v lch s, xut x các đa danh y. Qu nhiên, t góc đ đa danh hc – mt phân ngành ca ngôn ng hc, nhng đa danh du lch trên đt nưc ta còn tim n biết bao điu thú v, mà càng đi sâu tìm hiu, chúng ta càng mến yêu, t hào v đt nưc vô ngn tươi đp ca mình

Bình Ba

Bình Ba là một đảo nhỏ diện tích chỉ hơn 3km² thuộc xã Cam Bình, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 60km về phía Nam, về phía Đông cách cảng Ba Ngòi chừng 15km.

Ý nghĩa của địa danh Bình Ba, theo giải thích của ngư dân địa phương thì “Bình” chính là tên gọi gợi nhớ đến miền đất thượng võ “Bình Định” – nhằm ghi nhớ tổ tiên họ từ tỉnh Bình Định đến đây lập nghiệp vào khoảng cuối thế kỷ XVII, theo truyền thống “gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân” (Nguyễn Khoa Điềm).

Chiết tự chữ Hán, bình () có nghĩa là ngăn che, còn ba () là sóng; đảo Bình Ba như một bức bình phong án ngữ ở cửa ngõ, chắn sóng cho vịnh Cam Ranh – nơi có cảng biển nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn tránh bão tố, từng được giới quân sự các nước Pháp, Mỹ, Liên Xô chú ý qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Bình Ba có nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, cảnh quan hoang sơ, yên bình và người dân thân thiện, mến khách. Trên đảo còn có nhiều di tích từ thời Pháp thuộc như: lô cốt, bệ súng thần công, đường hầm xuyên núi…

Đảo còn được mệnh danh là “Đảo tôm hùm” với đặc sản tôm hùm tươi ngon hiếm nơi nào sánh bằng, đã được ghi dấu ấn sâu đậm trong câu ca dân gian địa phương ca ngợi đặc sản Khánh Hòa: “Yến sào hòn Nội/ Vịt lội Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh/ Cá tràu Võ Cạnh/ Sò huyết Thủy Triều…”.

Đến Bình Ba du khách có cơ hội hòa mình cùng thiên nhiên với những trải nghiệm thú vị như: soi còng, câu cá, câu mực, ngắm rạn san hô cùng thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon khác như: hải sâm, bào ngư, hàu sữa, mực cơm, ốc biển…

Ninh Ch

Ninh Chử là một bãi biển, bãi tắm sạch đẹp mới lạ nổi tiếng của miền Trung, thuộc thôn Tri Hải, thị trấn Khánh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 5km. Ninh Chử được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam với thắng cảnh hoang sơ và là một khu du lịch tiềm năng, thu hút khách du lịch đến tham quan, thưởng ngoạn và giải trí.

Địa danh này vốn có tên là Ninh Chử (dấu hỏi), nhưng hiện nay có nhiều tài liệu ghi nhầm thành Ninh Chữ (dấu ngã), trong đó theo nghĩa chữ Hán “ninh” () có nghĩa là yên bình, “chử” () nghĩa là bến bãi. Nguyên người xưa đặt tên Ninh Chử là do vùng vịnh biển này đẹp, sóng lặng, yên ả, từng được ghi trong Địa bạ Triều Nguyễn 1836.

Ninh Chử được xem là bãi biển đẹp nhất ở miền Trung, mê hoặc du khách bởi những bãi cát trắng tinh khôi, biển xanh trong vắt, không khí trong lành với nhiều thắng cảnh cùng dịch vụ du lịch hấp dẫn. Tuy là vùng đất mệnh danh “gió như phang và nắng như rang”, nhưng đến Ninh Chử bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp, hòa mình với làn nước biển trong xanh mà còn được thưởng thức rất nhiều đặc sản tươi ngon, hấp dẫn của vùng đất này như nho Ba Mọi, rượu nho, mứt nho, tỏi Phan Rang, táo Phan Rang, cùng những món ẩm thực nổi tiếng như: cơm gà Phan Rang, mực một nắng, bún sứa… và có thể mua về làm quà các loại vải thổ cẩm, túi xách thổ cẩm Chăm ở làng dệt Mỹ Nghiệp hoặc những món đồ lưu niệm handmade nhỏ xinh bằng đất sét ở làng gốm Bàu Trúc – một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm.

Dinh Thy Thím

Di tích lịch sử – văn hóa Dinh Thầy Thím (gọi tắt là Dinh Thầy) là một công trình tín ngưỡng được kiến tạo vào năm 1879, hiện tọa lạc giữa khu rừng Bàu Cái thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận; được công nhận là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997, được nhiều người tìm đến để chiêm bái, nhất là vào dịp tảo mộ và hội Dinh Thầy hằng năm.

Dinh có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình cổ xưa như: tam quan, võ ca, chính điện, nhà thờ, miếu ông Hổ… Cách Dinh Thầy khoảng 3km về phía Tây là khu mộ Thầy Thím, gồm đền thờ và bốn nấm mộ được đắp bằng cát trắng tinh, ở ngay sau đền thờ. Theo truyền thuyết dân gian thì hai mộ phía trước là mộ của Thầy và Thím, hai mộ phía sau là của đôi vệ sĩ, đệ tử của Thầy Thím là Bạch – Hắc Hổ.

Tương truyền, thuở xưa có một cặp vợ chồng đạo sĩ ở phương xa, vì tránh án tử oan của vua nên vào nơi rừng sâu Tân Tiến, bốc thuốc cứu người, thuần dưỡng muông thú, sống đời thanh bạch. Sau khi ông bà qua đời, nhân dân suy tôn họ là Thầy (chữ nôm  nghĩa là cha) và Thím (chữ nôm  nghĩa như mẹ) [thím: Tiếng gọi vợ người mà mình gọi bằng thầy. Thầy thím. Lê Văn Đức (1970), Việt Nam tự điển,tr.1559]; lập đền ghi nhớ công đức và thờ cúng, được phù hộ đời đời yên bình. Về sau, vua xóa bỏ án oan và ban tước vị cho đôi vợ chồng “Chí đức tiên sinh, Chí đức nương nương”, truyền lập dinh để thờ cúng.

Hiện nay, du khách thập phương viếng dinh Thầy Thím không chỉ để cúng bái mà còn chiêm ngưỡng, tham quan một thắng cảnh hài hòa biển xanh núi biếc, không gian trong lành thoáng đãng, yên ả với cảm giác thanh bình, buông bỏ mọi lo toan, muộn phiền trong cuộc sống và tìm hiểu văn hóa, lịch sử của vùng đất La Gi.

Nha Trang

Nha Trang là một thành phố du lịch ven biển nổi tiếng, quen thuộc và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, vẻ đẹp cũng như khí hậu của nó.

Vùng đất này còn lưu dấu nhiều di tích của người Chăm và tên gọi Nha Trang cũng là một dấu tích ngôn ngữ Chăm. Địa danh Nha Trang được chính thức sử dụng khi người Việt đặt chủ quyền của mình trên mảnh đất này từ năm 1653, bắt nguồn từ thổ âm của người Chăm là Eatrang/ Jatrang/ Yatrang đọc chệch ra mà thành, trong đó “Ea/Ja/Ya” nghĩa là dòng sông, còn “trang” là lau sậy. Nguyên do là vì ngày xưa dọc hai bên bờ sông Cái đổ ra vịnh Nha Trang um tùm lau sậy, trắng xóa hoa lau, từ đó mới có tên Nha Trang (sông lau).

Vào tháng 6-2003, vịnh Nha Trang đã trở thành thành viên thứ 29 của câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.

Ngoài ra, đến Nha Trang khách du lịch còn có cơ hội thưởng ngoạn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Trầm Hương như chùa Long Sơn, nhà thờ Núi, hòn Chồng, suối Tiên, đảo Khỉ, nhà xưa Hai Thái, hòn Bà và nhiều khu du lịch quy mô quốc tế khác.

Đà Lt

Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của cư dân các tộc người Cơho: Lạch, Chil, Srê, được bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện từ cuối thế kỷ XIX, nay giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Địa danh Đà Lạt xuất xứ từ Đạ Lạch – tên gọi của dòng suối Cam Ly, khởi nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy qua thành phố. Theo thổ âm của người Cơho, Đạ có nghĩa là nước/sông/suối, còn Lát là tên gọi khác của dân tộc Lạch, Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Thêm một cách giải thích khác chưa được kiểm chứng, địa danh Đà Lạt (Dalat) là ghép các mẫu tự đầu các từ trong câu cách ngôn tiếng Latin: “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”, có nghĩa Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe, nhằm vinh danh vùng đất tươi đẹp, trong lành, mát mẻ này; câu cách ngôn  đã từng được đắp nổi kèm theo theo huy hiệu thành phố trên một số công trình xây dựng từ thời Pháp.

Với độ cao 1.500m so với mực nước biển và được các dãy núi cùng hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và mát mẻ quanh năm, trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, hằng năm thu hút hàng triệu du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Đây còn là vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa ôn đới. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác qua thơ nhạc như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa đào”…

Đ Thành Dương
(Trưng D b ĐH dân tc TW Nha Trang)

 

Bình luận (0)