Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Địa phương cân đối mức thu đảm bảo không áp lực cho phụ huynh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm hc này, nhiu qun huyn ti TP.HCM cân đi, tính toán mc thu phù hp khi trin khai Ngh quyết 04 ca HĐND TP.HCM, đm bo không áp lc cho ph huynh khi thc hin các khon thu.


Các đa phương ti TP.HCM tính toán cân đi khon thu khi thc hin Ngh quyết 04

To s ch đng linh hot cho các cơ s giáo dc

Đại diện Phòng GD-ĐT Q.4 đánh giá, Nghị quyết 04 với các mức thu cụ thể đã tạo sự chủ động linh hoạt cho các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, quận chỉ đạo các trường khi xây dựng kế hoạch thu các khoản thu thì không thu tất cả các mức trần cao nhất mà căn cứ vào tình hình thực tế của từng trường, từng địa bàn để đưa ra các mức thu cụ thể, không vượt quá 15% theo mức thu năm học trước. “Làm sao giúp học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất năng lực, song song có được sự đồng thuận cao nhất của phụ huynh”.

Là địa phương sớm ban hành hướng dẫn thu học phí và các khoản thu khác năm học 2023-2024 tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn quận, ông Lưu Hồng Uyên – Trưởng phòng GD-ĐT Q.6 cho biết, Nghị quyết 04 của HĐND TP.HCM quy định về các mức thu, khoản thu hỗ trợ dịch vụ giáo dục trong năm học này đã giúp địa phương có nhiều thuận lợi khi tổ chức các hoạt động giáo dục. Các nhà trường cũng thuận lợi hơn trong việc đồng thuận, chia sẻ của phụ huynh học sinh.

Phòng Giáo dục cũng lưu ý rõ với các nhà trường khi xây dựng kế hoạch thu – chi trong năm học thì không phải tất cả các khoản thu trong 26 khoản thu thuộc Nghị quyết 04 nhà trường đều đồng loạt tổ chức mà cần tính toán nội dung nào phù hợp với đơn vị mình. Khi tổ chức thu, các khoản thu đều không vượt quá mức trần của Nghị quyết và chỉ được tăng không quá 15% so với năm học trước.

Riêng đối với trường thực hiện theo đề án “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế”, ông Uyên cho biết, năm học 2023-2024 mức thu cho phép trong Nghị quyết 04 là 1.725.000 đồng/học sinh/tháng. Tuy nhiên, quận vẫn thống nhất giữ mức thu như các năm học trước là 1.500.000 đồng/học sinh/tháng.

“Toàn quận có 4 trường thực hiện theo mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế. Phòng Giáo dục đã mời các trường này làm việc để thống nhất về mức thu. Hiệu trưởng các nhà trường cho biết, với mức 1.500.000 đồng/học sinh/tháng, trường vẫn đảm bảo cân đối được các hoạt động giáo dục trong năm học này, do đó quận thống nhất giữ nguyên mức thu như năm học trước, chứ không tăng. Điều này cũng là cách trường san sẻ với phụ huynh” – ông Lưu Hồng Uyên chia sẻ.

Theo ông Uyên, Nghị quyết 04 của HĐND TP đã trao cơ chế rất lớn cho các nhà trường, song đồng thời cũng gia tăng trách nhiệm kiểm tra giám sát nhiều hơn. Năm nay, trong kế hoạch thanh kiểm tra trong năm học, Phòng Giáo dục đã tham mưu cho UBND quận đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 04 tại các nhà trường, đảm bảo các trường thực hiện đúng theo các khoản thu, mức thu, đúng quy định.

Trong khi đó, ông Ngô Văn Tuyên – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân thông tin, khi thực hiện Nghị quyết 04 của HĐND TP, các nhà trường trên địa bàn quận sẽ chỉ ưu tiên thực hiện một số khoản thu, nội dung hoạt động hỗ trợ giáo dục phù hợp với bậc học, đặc thù đơn vị cũng như đối tượng học sinh, phụ huynh chứ không thể tổ chức cùng một lúc nhiều nội dung bởi sẽ gây gánh nặng cho phụ huynh. Ví dụ, trường đã tổ chức tăng cường tiếng Anh, tiếng Anh với người nước ngoài, tin học quốc tế thì thôi hoạt động câu lạc bộ, để làm sao không tạo quá nhiều khoản thu cùng một lúc cho phụ huynh” – ông Tuyên nêu rõ.

Với riêng các trường thực hiện mô hình trường chất lượng cao “Trường tiên tiến hội nhập quốc tế” trên địa bàn quận, ông Tuyên cho hay năm học này sẽ không thu mức tối đa là 1.725.000 trong Nghị quyết 04 cho phép, mà chỉ thu với mức thu là trên 1.600.000 đồng sau khi các nhà trường tính toán cân đối.

Ông Tuyên đánh giá, Nghị quyết 04 mang đến nhiều thuận lợi cho các nhà trường song để không tạo áp lực cho phụ huynh thì trường học cần có lộ trình để thực hiện các nội dung thu, quan trọng nhất là phải cân đối được mức thu.

Đ xut điu chnh phn ăn bán trú

Tại Trường THPT Tenlơman (Q.1), tiền ăn bán trú hiện đang được nhà trường áp dụng mức 35.000 đồng/học sinh/suất trong năm học này. Theo đại diện nhà trường, mức tiền này vừa túi tiền của đối tượng phụ huynh học sinh nhà trường song khó đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho học sinh bậc THPT.


Nhiu nhà trưng cho biết chi phí phn ăn bán trú ca hc sinh theo Ngh quyết 04 là chưa phù hp

“Cái khó của trường khi tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh đó là phải đảm bảo nguồn thực phẩm đầu vào và nhu cầu dinh dưỡng với lứa tuổi học sinh THPT. Hiện nay, nguồn thực phẩm đầu vào đều được nhập từ các nguồn đạt chuẩn, có hóa đơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, như vậy thì giá thành sẽ không phải là rẻ. Kế đó, phải tính toán làm sao cho mỗi một phần ăn phải có dinh dưỡng. Với 35.000 đồng/học sinh, trường phải co kéo lắm mới được. Song, với lứa tuổi học sinh THPT thì mức tối đa 35.000 là đồng là chưa phù hợp” – đại diện nhà trường cho biết.

Cô Bùi Thị Minh Tâm – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) cho rằng, độ tuổi mầm non, tiểu học, THCS, THPT có những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn uống khác nhau. Do đó, việc đưa ra một mức tiền ăn tương đương nhau cũng là chưa phù hợp. Chưa kể, với riêng học sinh THPT thì mỗi học sinh còn ăn theo nhu cầu khác nhau, có thể với em này suất ăn 35.000 đồng là phù hợp nhưng với em khác thì mức ăn này lại chưa đảm bảo nhu cầu.

“Về phần ăn bán trú của học sinh thì cần trao cho phụ huynh học sinh từng nhà trường quyết định khẩu phần ăn của con em mình. Vì đối tượng học sinh của mỗi nhà trường mỗi khác, đối tượng phụ huynh cũng khác nhau, chưa kể là mô hình trường khác nhau, từng quận huyện lại có mức chi phí giá cả khác nhau” – cô Tâm nói.

Từ thực tế triển khai Nghị quyết 04 trong năm học này, cô Nguyễn Đoan Trang – Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) cho biết, về mức thu bữa ăn bán trú của học sinh theo quy định của nghị quyết là tối đa 35.000 đồng/học sinh/suất đối với học sinh ở các bậc học từ mầm non đến THPT là chưa phù hợp. Bởi mỗi đối tượng học sinh sẽ có nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn khác nhau.

“Mức tối đa 35.000 đồng/học sinh/suất ăn sẽ có thể phù hợp cho những trường tổ chức nấu bán trú tại trường song sẽ phần nào khó cho các trường hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp do chi phí ăn bán trú còn phải bao gồm chi phí vận chuyển. Hiện trường phải tính toán để cân đối phù hợp nhất bữa ăn đảm bảo cho học sinh” – cô Trang nói thêm.

Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết trong khảo sát đầu năm của UBMTTQ Việt Nam TP.HCM thì mức tiền ăn bán trú là 35.000 học sinh/suất trong Nghị quyết 04 của HĐND TP.HCM là hơi thấp ở một số nơi, một số địa phương. Nghị quyết 04 thực hiện trong năm học 2023-2024 do vậy có sự điều chỉnh ở những năm học sau trong quá trình triển khai.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)