Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dịch bệnh truyền nhiễm sẽ diễn biến phức tạp

Tạp Chí Giáo Dục

“Tình hình dch bnh truyn nhim trên thế gii và ti Vit Nam trong năm 2024 s din tiến phc tp, tim n nhiu nguy cơ đe da sc khe ngưi dân…”, Th trưng B Y tế Nguyn Th Liên Hương – nhn mnh ti Hi ngh Tng kết công tác phòng, chng dch năm 2023 và trin khai kế hoch năm 2024 khu vc phía Nam.


Tình hình dch bnh truyn nhim năm 2024 đưc d báo là din biến phc tp

Nhiu loi dch bnh tăng

Đây là khẳng định của TS.BS Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM – khi báo cáo kết quả công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm tại khu vực phía Nam. Theo đó, có một số loại dịch bệnh năm 2023 tăng so với năm 2022. Trong đó, tăng nhiều nhất là bệnh tay chân miệng. Đến cuối tháng 11-2023, toàn khu vực phía Nam có 141.293 ca mắc, tăng gấp 1,75 lần so với cùng kỳ năm 2022 (89.931 ca). Đỉnh dịch bệnh tay chân miệng vào khoảng từ tháng 6 và gia tăng ca mắc chủ yếu là tuýp virus EV71.

Đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho biết, từ đầu năm 2023 đến tháng 11, bệnh viện tiếp nhận 4.196 trẻ mắc tay chân miệng. Trong đó, 57,7% là trẻ em nam, bệnh nhi nhỏ tuổi nhất là 2 tháng tuổi, thời gian trẻ nằm viện ít nhất là 1 ngày, nhiều nhất là 42 ngày. Năm 2023, bệnh viện ghi nhận 7 trường hợp tử vong do tay chân miệng. 80% số ca tử vong là do nhiễm virus EV71.

Ngoài Bệnh viện Nhi đồng 1 thì các bệnh viện Nhi đồng 2, Nhi đồng TP, Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng tiếp nhận bệnh nhi mắc tay chân miệng của 20 tỉnh, thành phía Nam. Theo đó, năm 2023, 4 bệnh viện này ghi nhận số ca mắc tay chân miệng đến khám và nhập viện cao nhất là tháng 6, 7, 8 và 10. Hiện số ca mắc đang chững lại…

Riêng các bệnh viện tỉnh, đến gần cuối tháng 12-2023 vẫn còn khá nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng đang điều trị nội trú. Trong đó phải kể đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – 140 ca; Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau – 76 ca; Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp – 41 ca; Bệnh viện Sản Nhi Sóc Trăng – 36 ca…

“Các loại bệnh khác tăng, như bệnh thủy đậu tăng 11,7%, bệnh tiêu chảy tăng 7%. Đặc biệt, đậu mùa khỉ phát hiện ở 10/20 tỉnh với 117 ca mắc, 6 ca tử vong và chưa có dấu hiệu chững lại. Khác với bệnh tay chân miệng, năm nay bệnh sốt xuất huyết ở phía Nam giảm mạnh. Toàn khu vực ghi nhận 62.674 ca mắc, giảm 72% so với năm 2022 và có 22 ca tử vong. Tình hình dịch Covid-19, cúm và các dịch bệnh ngừa bằng vắc-xin hiện nay đã ổn định. Tuy nhiên, tình hình bệnh dại ở miền Tây giảm nhưng lại tăng ở một số tỉnh miền Đông. Cụ thể, từ năm 2018 đến 2022, số ca mắc dại tại miền Đông luôn thấp hơn miền Tây. Riêng năm 2023, tăng từ 4 ca (năm 2022) lên 11 ca; trong khi đó ở miền Tây giảm từ 18 ca (năm 2022) xuống còn 9 ca. Ổ dại trên chó ở các tỉnh miền Đông cũng tăng chóng mặt, từ 2 ổ năm 2022 tăng lên 29 ổ năm 2023…”, TS. Thượng thông tin.

Năm 2024, nhiu dch bnh tim n

Theo các chuyên gia y tế dự phòng, năm 2024, dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và tại Việt Nam sẽ diễn tiến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân. Trong đó phải kể đến bệnh sốt xuất huyết…

Theo TS. Thượng, năm 2023, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100 ngàn dân ở khu vực phía Nam là 177, trong đó Đông Nam bộ là 197, Tây Nam bộ là 155. Tỉnh có số ca mắc/100 ngàn dân cao nhất là Bình Phước – 392 ca; tiếp đến là Lâm Đồng – 341 ca; tỷ lệ này ở TP.HCM là 200 ca; thấp nhất là Bến Tre – 34 ca…

Năm 2023, dịch bệnh sốt xuất huyết cao từ tháng 1 và giảm dần, đến tháng 6 thì bắt đầu tăng. Tăng liên tục đến tháng 9 thì giảm nhưng tháng 10 lại tăng do học sinh bước vào năm học mới. Tháng 11, 12 đang đi xuống.

“Chiều hướng biến đổi khí hậu và bệnh sốt xuất huyết trên thế giới chưa ổn định nên có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết vào thời gian tới là rất cao…”, TS. Thượng cảnh báo.

Nêu lên nhng khó khăn trong công tác phòng, chng dch bnh truyn nhi khu vc phía Nam, TS.BS Nguyn Vũ Thưng – Phó Vin trưng Vin Pasteur TP.HCM – cho biết, mt s đa phương thiếu hóa cht, không có ngưi phun hóa cht, không có ngưi dit lăng quăng đ phòng st xut huyết;  các tnh không có d án tài tr hu như không có đng đng viên HIV; mt s đim tiêm vc-xin di tm dng hot đng. Mt s bnh vin không có sn thuc điu tr bnh tay chân ming. Thm chí ti nay vn còn 11/20 tnh, thành ph phía Nam chưa duyt ni dung mc chi nh hưng đến hot đng y tế d phòng.

Nói chung về các dịch bệnh truyền nhiễm trong năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tại khu vực phía Nam bệnh tay chân miệng sẽ có thể tiếp tục ghi nhận típ virus EV71 gây bệnh cảnh nặng do chu kỳ dịch kéo dài 2 năm liền kề; bệnh lây truyền qua động vật vẫn có nguy cơ cao, có thể xuất hiện trở lại bất cứ khi nào do thường xuyên phát hiện ổ dịch trên động vật như ổ dại trên chó, ổ dịch cúm A/H5 trên gia cầm H5, A/H7.

Ngoài ra, bệnh Covid-19 vẫn còn yếu tố khó lường, chưa mang tính ổn định về xu hướng và tác nhân virus. Các tác nhân gây viêm đường hô hấp cũng có xu hướng khó dự đoán như trong thời gian qua; bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập và tiếp tục ghi nhận ca mắc mới trên nhóm nguy cơ cao; HIV có xu hướng gia tăng.

“Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch trong năm 2024 khi đã phát hiện típ virus DEN-3 ở Hà Nội”, bà Hương nhấn mạnh.

Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2024, bà Hương đề nghị sở y tế các tỉnh, thành chú trọng đầu tư hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động thống kê báo cáo. Các tỉnh, thành cần xây dựng và phê duyệt kế hoạch ứng phó, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật lực và kinh phí; phối hợp với các đơn vị trong hệ thống y tế để thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cán bộ y tế bao gồm cả liên ngành thú y, quân y và y tế ngành.

Kim Anh

Bình luận (0)