Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới: Việt Nam tiếp tục kiên trì “5K + vắc-xin”

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc tình hình dch Covid-19 bùng phát mnh ti nhiu quc gia láng ging, nht là khi gn 60 ngưi dương tính vi Covid-19 Campuchia đang mt tích; nhng ngày qua nhiu cuc hp v phòng, chng dch bnh Covid-19 t Trung ương đến đa phương đã din ra đ tìm gii pháp ngăn chn dch xâm nhp…


Nhân viên y t
ế Bnh vin TP.Th Đc, TP.HCM đang đưc tiêm vc-xin Covid-19. Ảnh: H.Triều

Quyết lit thc hin phòng dch ch đng

Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Sơn đề xuất, cần siết chặt công tác xuất nhập cảnh với 2 đối tượng: Nhập cảnh hợp pháp (trong đó, chú ý việc xác nhận, xác thực đối tượng nhập cảnh của các doanh nghiệp); đối tượng nhập cảnh bất hợp pháp qua đường mòn, lối mở, đường biên; xử lý hình sự tất cả trường hợp phát hiện nhập cảnh trái phép.

Đồng quan điểm tăng cường kiểm soát việc nhập cảnh, đại diện Bộ Quốc phòng kêu gọi, cộng đồng tiếp tục vận động gia đình có người thân ở nước ngoài tuân thủ công tác phòng, chống dịch nước sở tại; trong trường hợp có nguyện vọng, cam kết trở về nước hợp pháp. Đồng thời, người dân chủ động thông báo cho các cơ quan chức năng khi phát hiện người về từ vùng dịch hoặc từ nước ngoài về không khai báo theo quy định.

Cũng tại cuộc họp này, nhiều ý kiến cho rằng, việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch chủ động (thực hiện nghiêm thông điệp 5K) có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay; đặc biệt vấn đề đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà, đến nơi công cộng, tập trung đông người. Theo đó, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu tất cả các bộ, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo các cơ sở y tế, trường học, cơ sở lưu trú, nhà máy, chợ, siêu thị, bến xe… nâng cao cảnh giác, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đối với việc kiểm soát người nhập cảnh trong khi đợi chính sách về hộ chiếu vắc-xin, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đề nghị phải tiếp tục siết chặt bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới đang tăng trở lại; tiếp tục thực hiện cơ chế tổ công tác gồm 5 bộ (Y tế, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, GTVT) trong điều phối các chuyến bay đưa các đối tượng chuyên gia người nước ngoài, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam; xử lý nghiêm những trường hợp đưa người không đúng đối tượng ưu tiên vào nhập cảnh.

Quy trình tiêm chng cp đ an toàn cao nht

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc-xin Covid-19 với ngành y tế của 63 tỉnh, TP; ông Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế – thông tin, thời gian qua bộ và các cơ quan liên quan đã hết sức nỗ lực để có vắc-xin phòng Covid-19 phục vụ tiêm chủng. Bộ Y tế đã phân bổ 811.200 liều vắc-xin của COVAX về các địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ. Bộ yêu cầu các địa phương phải lập danh sách đối tượng tiêm theo đúng Nghị quyết 21 và cần tổ chức tiêm nhanh chóng (hoàn thành trước ngày 5-5). Các địa phương không tổ chức tiêm hết, Bộ Y tế sẽ thu hồi vắc-xin.

Cũng theo ông Long, đến nay Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào bị đông máu và huyết khối xảy ra sau khi tiêm chủng. Hiện nước ta đã tiêm chủng cho hơn 73.000 người. Ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và hầu hết là phản ứng tại chỗ như đau, ngứa, nóng đỏ, có trường hợp bị sốt nhẹ. Tuy nhiên những phản ứng này đều tự hết sau 1-2 ngày. Mức độ phản ứng sau tiêm chủng của nước ta thấp hơn nhiều quốc gia khác.

Theo Bộ Y tế, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến. Các cơ sở tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc-xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.

Thời gian qua Bộ Y tế đã tổ chức nhiều cuộc họp với các chuyên gia đầu ngành về công tác an toàn tiêm chủng. Bộ cũng đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực (đặc biệt là điều trị) để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiêm chủng.

Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, tuy nâng cao an toàn tiêm chủng hơn một mức so với bình diện chung của Tổ chức Y tế thế giới nhưng không vì lý do đó mà triển khai tiêm chủng chậm do thời hạn sử dụng vắc-xin Covid-19 của COVAX chỉ đến 31-5-2021. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương triển khai tiêm nhanh, không để vắc-xin hết hạn mà không tiêm…

Dn sc kim soát ngưi nhp cnh trái phép

Riêng tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP cũng đã họp với các sở ngành, quận, huyện.

Tại đây, ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP – chỉ đạo: “TP.HCM phải dồn sức tập trung kiểm soát chặt người nhập cảnh trái phép. Khả năng dịch Covid-19 xâm nhập vào TP.HCM từ nước bạn là rất lớn”.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu từng quận, huyện, phường, xã, khu phố, tổ dân phố chủ động rà soát địa bàn, nắm chắc tình hình người nhập cảnh. Công an TP phối hợp với các đơn vị quân đội đảm bảo an toàn trong tiếp nhận, vận chuyển, cách ly y tế với người nhập cảnh trái phép.

Trong đợt tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 thứ 2, ông Phong đề nghị UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện phối hợp các sở, ngành lên danh sách, thống kê số lượng để xây dựng kế hoạch một cách chặt chẽ. Dù vắc-xin phân bổ cho TP lớn nhất cả nước nhưng không đủ cung cấp cho toàn dân. Nguy cơ dịch xâm nhập, bùng phát còn lớn nên cần nâng cao cảnh giác, lên kịch bản cho tình huống xấu nhất.

Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh – Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết, TP đã tiêm chủng vắc-xin cho hơn 7.500 nhân viên y tế của 65 cơ sở y tế. Các trường hợp có phản ứng sau tiêm đều được theo dõi chặt chẽ và hiện tất cả có sức khỏe ổn định. Ngoài ra, TP cũng đã tiêm vắc-xin cho hơn 1.000 cán bộ công an tham gia phòng chống dịch Covid-19. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP tiếp nhận 1.600 liều vắc-xin để tiêm cho nhân viên các khách sạn thực hiện cách ly tập trung.

Với đợt tiêm thứ 2, TP.HCM tiếp nhận hơn 56.200 liều vắc-xin từ Bộ Y tế để tiêm cho nhóm đối tượng ưu tiên. Cụ thể, tiêm 33.000 liều cho người làm việc trong cơ sở y tế chưa được tiêm lần đầu; 7.000 liều cho nhân viên làm việc trong sân bay có tiếp xúc với hành khách; 9.000 liều tiêm nhắc mũi 2 cho người đã tiêm đợt 1 và khoảng 16.000 liều cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch khác, người làm việc ở cơ quan, đơn vị có tiếp xúc nhiều người…

Hòa Triu

Bình luận (0)