Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dịch sốt xuất huyết tăng trở lại

Tạp Chí Giáo Dục

Theo s liu t Trung tâm Y tế d phòng (TTYTDP) TP.HCM, t ngày 16-6 đến 15-7-2018, s ca nghi ng st xut huyết (SXH) nhp vin là 1.437 ca, tăng 74% so vi cùng k tháng trưc. Con s này báo hiu dch SXH đang tái tăng tr li, đc bit là trong thi đim bt đu mùa mưa đến nay.

Tr em có nguy cơ nhim SXH cao hơn trong thi đim hin nay (tr đang điu tr ti BV Nhi đng 2 TP.HCM)

Đã có trưng hp t vong đu tiên

Ngày 30-7, BS Vũ Đức Diễn – Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật (TTYT quận 12, TP.HCM) cho biết, tại địa bàn quận đã có một trường hợp bệnh nhi tử vong do SXH. Cụ thể, bệnh nhi là một bé gái 7 tuổi, ngụ tại phường Hiệp Thành. Ngay sau khi phát hiện bé có những triệu chứng sốt, mệt mỏi… gia đình đã tức tốc chuyển đến bệnh viện để theo dõi. Tuy nhiên, có thể do bệnh nhi bị béo phì, hệ miễn dịch kém, tiền sử đã mắc SXH nên đã tử vong vào ngày thứ 6 của bệnh. Đây được xác định là bệnh nhi tử vong do SXH đầu tiên trong năm 2018.

Cũng theo BS Diễn, trong tháng 7, tình hình bệnh SXH trên địa bàn có dấu hiệu tăng so với các tháng trước. Cụ thể, tại phường Hiệp Thành đã ghi nhận có 40 ca, xuất hiện nhiều tại các khu phố 3, 4, và khu phố 6. Số ca nhập viện do SXH chủ yếu tập trung ở những điểm nguy cơ: KCN, KCX, khu vực đông dân gần các bãi rác, kênh rạch… Giải thích về nguyên nhân dịch SXH bùng phát trở lại, BS Diễn nhận định “Do mùa mưa, tình hình bệnh tăng chung tất cả các quận huyện, hơn nữa phường có số dân tạm cư rất đông, đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, có mức độ miễn dịch kém. Bên cạnh đó, Hiệp Thành là địa bàn có nhiều điểm nguy cơ gây bệnh SXH, do có diện tích rộng, có nhiều bãi đất trống, nhiều điểm chăn bò chăn heo, buôn bán phế liệu…”.

Tăng các bin pháp phòng chng SXH

Theo BS Hồ Thị Thiên Ngân – Viện Pasteur TP.HCM, SXH là bệnh truyền nhiễm, nguyên nhân truyền bệnh trung gian là muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh thường khởi phát bằng những triệu chứng giống như cúm, thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày, bên cạnh đó sốt cao thường kèm theo ít nhất là hai trong những triệu chứng: Đau đầu; nhức sau hốc mắt; buồn nôn, nôn; sưng hạch bạch huyết; đau mỏi cơ, xương hay khớp; phát ban. BS Ngân cho hay: “Tất cả mọi đối tượng đều có thể nhiễm bệnh khi bị muỗi mang mầm bệnh SXH đốt. Tuy nhiên, so với người lớn thì SXH ở trẻ em có tỷ lệ cao hơn, điều này là do trẻ thường chưa có ý thức phòng chống muỗi đốt, mặt khác cơ thể trẻ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ thường dễ bị nhiễm bệnh”.

Theo s liu t TTYTDP TP.HCM, tính t đu năm đến nay, s ca SXH nhp vin trên toàn TP là 6.283 ca. Ch tính t ngày 16-6 đến 15-7, ghi nhn đưc s ca nhp vin do nghi ng SXH là hơn 1.400 ca, tăng 74% so vi cùng k tháng trưc. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trưc tình hình dch bnh SXH đang có nguy cơ tái tăng tr li nếu không làm tt và đng b các bin pháp phòng chng dch bnh thì s ngưi nhp vin s tiếp tc tăng cao, thm chí là tăng t l t vong. Trưc đó, năm 2017, TP.HCM ghi nhn hơn 20.000 ca nhp vin do SXH, và có 6 ca t vong.

Đối với trẻ nhỏ SXH thường khởi phát với sốt cao đột ngột, kèm theo biểu hiện như mặt đỏ phừng, xuất huyết dưới da, đau đầu, nhức mỏi. Một số trường hợp trẻ bị SXH còn kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Thường thì SXH ở trẻ trong giai đoạn phởi phát bệnh không có triệu chứng đặc hiệu, nên khó phân biệt với các loại nhiễm virus khác. Nếu không được chẩn đoán đúng và kịp thời, sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm: tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to, thậm chí tử vong do sốc (với một hội chứng gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm nhiệt độ và giảm huyết áp). “Diễn tiến bệnh SXH rất phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh có thể chuyển nặng ở bất kỳ người nào, bất kỳ lứa tuổi. Do đó, không được chủ quan với SXH bằng cách đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chăm sóc đúng cách” – BS Ngân nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia y tế nhận định rằng, bệnh SXH xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Cho đến nay, bệnh chưa có thuốc đặc trị, do đó việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng. Theo đó, tất cả các thời điểm trong năm, mỗi gia đình cần đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển; dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng; không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu; thay nước bình bông mỗi ngày; đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi; đồng thời làm sạch các môi trường xung quanh nơi ở.

Trường hợp khi bị SXH người bệnh cần được bổ sung nước và điện giải bằng các dung dịch uống như Oresol (pha đúng hàm lượng thuốc và nước theo hướng dẫn thầy thuốc). Nên cho người bệnh uống các loại nước trái cây, nước quả ép (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) vì chứa nhiều khoáng chất và vitamin C tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu như: ăn cháo, soup, uống thêm sữa và các bữa phụ để giúp người bệnh nhanh hồi phục. Đặc biệt, không được tự ý dùng Aspirin để hạ sốt, vì tác dụng phụ của thuốc có thể gây xuất huyết sớm và nặng hơn. Không cạo gió mà đến ngay cơ sở y tế để được khám, theo dõi, điều trị kịp thời.

Bài, nh: Dương Thương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)