Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Điểm chuẩn đánh giá năng lực biến động nhẹ

Tạp Chí Giáo Dục

Phn ln các trưng trong s trên 100 trưng ĐH xét tuyn kết qu thi đánh giá năng lc ca ĐH Quc gia TP.HCM năm 2024 đã công b đim chun. Kết qu cho thy, đim chun ca phương thc này tăng nh, đáng chú ý có nhng ngành đim cao ni tri.


Thí sinh, ph huynh tìm hiu phương thc xét tuyn sm vào trưng ĐH trong đó có xét đim thi đánh giá năng lc

Cùng với xét điểm thi tốt nghiệp THPT thì xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức tiếp tục là phương thức thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh.

Nguyn vng xét vào ĐH Quc gia TP.HCM tăng gn 14%

Khối ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay có tổng số 215.715 nguyện vọng của 32.898 thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 5 nguyện vọng; tăng 13,5% so với năm trước.

Trên cả nước, có 43.498 em trong tổng số 104.843 thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực đã đăng ký xét tuyển vào 1.747 ngành học thuộc 68 đơn vị trong và ngoài ĐH Quốc gia TP.HCM thông qua hệ thống chung của ĐH này, tăng 8,5% so với năm ngoái. Với 109 trường ĐH, CĐ trên toàn quốc sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức để xét tuyển năm nay, như vậy có thể thấy, còn hơn 40 trường còn lại tự xét trực tiếp.

Theo công bố cho thấy, điểm chuẩn đánh giá năng lực vào một số trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay tăng hơn năm trước; trong đó, có ngành lấy tới trên 1.000 điểm (thang điểm 1.200). Đơn cử, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên có ngành khoa học máy tính chương trình tiên tiến lấy tới 1.052 điểm và ngành trí tuệ nhân tạo lấy 1.032 điểm. Trong khi đó, 4 ngành khác chỉ lấy mức 630 điểm như: Hải dương học, nhóm ngành địa chất học – kinh tế đất đai, khoa học môi trường, kỹ thuật địa chất. Các ngành còn lại có điểm chuẩn dao động từ 640 đến 980.

Các ngành/nhóm ngành có điểm chuẩn tăng cao so với năm 2023 tại trường là: Vật lý học, công nghệ vật lý điện tử và tin học, công nghệ bán dẫn; kỹ thuật điện tử – viễn thông, thiết kế vi mạch. Đây là những nhóm ngành có thêm ngành đào tạo mới nên thu hút nhiều sự quan tâm của thí sinh. Năm 2024, phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức chiếm 45-55% tổng chỉ tiêu ngành/nhóm ngành của trường; có tổng cộng 23.810 nguyện vọng đã được thí sinh đăng ký.

Trong 43 ngành đào tạo do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng và liên kết các đối tác năm nay, có 3 ngành thí sinh phải đạt 860 điểm mới đủ điều kiện trúng tuyển gồm khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Các ngành khác có mức điểm chuẩn cao còn gồm: Công nghệ thông tin (850 điểm), ngôn ngữ Anh (835 điểm), quản trị kinh doanh và marketing (cùng 800 điểm). Riêng những ngành đào tạo liên kết của trường năm nay có mức điểm dao động từ 600 đến 700 điểm.

Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm năm 2024 không biến động nhiều so với năm ngoái, trong đó, điểm chuẩn đánh giá năng lực có sự tăng nhẹ. Ngành truyền thông đa phương tiện tiếp tục dẫn đầu với điểm chuẩn 963. Bên cạnh truyền thông đa phương tiện thì có 11 ngành có điểm chuẩn từ 800 trở lên. Riêng 3 ngành mới mở trong năm 2024 có mức điểm chuẩn trên 700, gồm: Nghệ thuật học (765 điểm), kinh doanh thương mại Hàn Quốc (785 điểm), quốc tế học (745 điểm). Điểm chuẩn các ngành còn lại dao động từ 635-963 điểm.

Là trường có nhiều nguyện vọng đăng ký nhất trong hệ thống xét tuyển của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, Trường ĐH Kinh tế – Luật ở phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực có 13.524 hồ sơ với 31.361 nguyện vọng. Trúng tuyển theo phương thức này là những em thuộc top 25% thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Điểm trúng tuyển trung bình của thí sinh năm 2024 là 874; trong đó, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế là 863 điểm, lĩnh vực kinh doanh là 890 điểm và lĩnh vực luật là 849 điểm. Ngành thương mại điện tử có điểm trúng tuyển cao nhất, với 945 điểm. Trong 33 ngành/chuyên ngành đào tạo tại trường, có 6 ngành/chuyên ngành điểm trúng tuyển trên 900 và 29 ngành/chuyên ngành trên 800.

Điểm chuẩn đánh giá năng lực các ngành vào Trường ĐH Khoa học Sức khỏe đều khá cao. Trong đó, cao nhất là ngành y khoa lấy 943 điểm. Kế đó, ngành răng – hàm – mặt lấy 937 điểm; ngành dược học lấy 925 điểm; ngành y học cổ truyền lấy 835 điểm và thấp nhất là ngành điều dưỡng lấy 746 điểm. Trong khối, Trường ĐH Công nghệ thông tin có mức điểm chuẩn cao và đồng đều nhất ở tất cả các ngành. Trong đó, ngành trí tuệ nhân tạo có điểm chuẩn cao nhất, lấy 980 điểm. Sáu ngành khác lấy trên 900 điểm và các ngành còn lại đều cùng lấy từ 850 điểm trở lên.

Các trưng ĐH khác đim chun tăng nh

Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào các trường ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay cũng có biến động nhẹ. Theo đó, điểm chuẩn vào Trường ĐH Công thương TP.HCM dao động từ 600-750. Trong đó, các ngành marketing, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, logistics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn cao nhất, lấy 750. Số ngành còn lại dao động từ 600-700 điểm. ThS. Phạm Thái Sơn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông nhà trường) đánh giá, điểm chuẩn vào trường ở các phương thức xét tuyển sớm năm nay tương đương năm 2022 và cao hơn năm 2023. Lý do lượng thí sinh đăng ký xét tuyển năm nay đông. Trong đó, ngành marketing tăng 2 điểm (từ 23 lên 25), cao nhất. Ngành mới logistics và chuỗi cung ứng cũng có mức điểm chuẩn cao là 24. Còn các ngành khác như công nghệ thực phẩm, kinh doanh quốc tế và thương mại điện tử tăng 1 điểm, từ 23 lên 24. Trường sẽ tiếp tục dành tới 50-60% chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024, tương đương 3.500-4.200 chỉ tiêu.

Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực này vào Trường ĐH Sài Gòn năm nay ngành cao nhất là kỹ thuật phần mềm lấy 926 điểm. Bên cạnh đó, ngành kinh doanh quốc tế cũng có điểm chuẩn tương đối cao với 898 điểm. Ngành toán ứng dụng lấy 802 điểm. Các ngành còn lại điểm chuẩn dao động từ 732 đến trên 800 điểm. Trường ĐH Mở TP.HCM áp dụng mức điểm từ 700 trở lên đối với phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực năm nay. Trong đó, ngành cao nhất là kinh doanh quốc tế lấy 835 điểm; ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy 830 điểm, ngành marketing lấy 825 điểm và công nghệ tài chính lấy 800 điểm.

TS. Mai Đức Toàn (Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh Truyền thông Trường ĐH Gia Định) cho biết toàn bộ 21 ngành tại trường năm nay đều có mức điểm chuẩn từ 600. Năm nay trường tăng tỷ lệ xét tuyển học bạ THPT lên khoảng 60%. Ở đợt xét tuyển tháng 6, đối với phương thức xét học bạ, điểm chuẩn dao động từ 16,5 – 19, tùy ngành. Trong đó, ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu lấy 19 điểm. Mức điểm 18 áp dụng cho 5 ngành là: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, truyền thông đa phương tiện, luật, marketing và công nghệ thông tin. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM cũng áp dụng mức điểm chuẩn 600 cho 36 ngành vào trường năm nay ở phương thức đánh giá năng lực.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)