Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Điểm đầu vào trường nghề tăng đột biến

Tạp Chí Giáo Dục

Đi din nhiu trưng CĐ ngh cho biết, đim đu vào năm nay nhnh hơn so vi năm trưc. Đc bit, có nhiu thí sinh đt đim cao trong k thi THPT quc gia 2019, là hc sinh gii nhiu năm lin đăng ký hc.

Sinh viên Trưng CĐ K thut Cao Thng thc hành ngh tin

Tăng t 20-30%

TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết điểm đầu vào các ngành nghề của trường năm nay tăng mạnh. Cụ thể, ở ngành công nghệ ô tô, các năm trước điểm đầu vào từ 13-14, nhưng năm nay với điểm số này thì “không có cửa”. Đến thời điểm này, trường không còn nhận hồ sơ đối với ngành công nghệ ô tô. Ngành có đầu vào cao sau công nghệ ô tô là điện công nghiệp. “Điểm đầu vào một số ngành nghề tăng từ 20-30%. Các em đủ điểm vào ĐH nhưng vẫn chọn học CĐ nghề, điều này chứng minh nhận thức của xã hội, của người học có sự thay đổi rõ rệt. Chất lượng đầu vào cao sẽ góp phần quyết định chất lượng đầu ra, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”, TS. Hưng nói. Được biết, tại Trường CĐ Kỹ nghệ II, các ngành nghề mới như kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải (đào tạo theo tiêu chuẩn Đức), chăm sóc sắc đẹp… cũng nhận được hồ sơ dự tuyển khá đông. Tương tự, ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho biết điểm đầu vào của trường năm nay rất cao. Theo đó, nhiều hồ sơ dự tuyển có điểm thi THPT quốc gia 2019 cũng như học bạ rất cao, trong đó có em là học sinh giỏi nhiều năm liền.

Mặc dù chỉ mới vào mùa tuyển sinh nghề nhưng một số trường đã có thông báo ngưng tiếp nhận hồ sơ ở một số ngành nghề. Cụ thể, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã ngưng đăng ký tuyển sinh 11/23 ngành nghề đào tạo trình độ CĐ như công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, công nghệ thông tin, quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, kinh doanh thương mại, logistics, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại và tiếng Nhật. Đại diện bộ phận tuyển sinh của trường cho biết điểm đầu vào các ngành nghề của trường tăng mạnh so với năm trước.

Ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama II) nhận định: “Hầu hết các ngành nghề của trường đều đào tạo theo chương trình chuyển giao của Đức nên việc chọn lọc đầu vào rất kỹ. Trong đó, các ngành nghề là thế mạnh của trường như hàn, cắt gọt kim loại, cơ khí, tự động hóa… điểm đầu vào tăng mạnh theo từng năm”.

Đu vào tt, đu ra cht lưng

Ông Thái Văn Thành (Giám đốc Công ty THHH Thương mại dịch vụ cơ khí Đại Thành) nhìn nhận dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh đào tạo các ngành nghề mới để đáp ứng nhu cầu thì các ngành nghề cũ như tin học, viễn thông, dầu khí, chế tạo máy… cũng phải được cập nhật, đào tạo chuyên sâu, mở nhiều chuyên ngành để cung cấp nhân lực cho thị trường lao động. “Người chọn học nghề xuất phát từ nhu cầu của xã hội, sớm có việc làm, mức lương ổn định… Vì vậy, trường nghề phải đáp ứng lại mong mỏi của người học, xã hội đánh giá đúng thực chất về lựa chọn đó, để không uổng phí vì đã bỏ một suất ở trường ĐH”, ông Thành nói.

Tín hiu vui ca h thng giáo dc ngh nghip

Đại diện Phòng Giáo dục nghề nghiệp (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhìn nhận điểm đầu vào ở một số trường nghề những năm gần đây cao hơn ĐH. Đây là tín hiệu vui của hệ thống giáo dục nghề nghiệp từ nỗ lực của các trường trong việc quy hoạch và mở rộng ngành nghề đào tạo. Trong đó không thể không ghi nhận nỗ lực gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, tham gia đào tạo và giải quyết việc làm cho người học. “Với ngành nghề kỹ thuật trình độ CĐ, điểm đầu vào từ 16 đến 17,5 ở một số trường là khá cao so với điểm sàn của các trường ĐH. Tuy nhiên, đầu vào cao là một chuyện, đào tạo thế nào để có đầu ra chất lượng theo đúng nghĩa nhân lực chất lượng cao vẫn là việc các trường cần chú ý”, vị đại diện này lưu ý.

Đánh giá về chất lượng đầu ra của một số trường nghề hiện nay, ông Lưu Trọng Vũ (đại diện một doanh nghiệp viễn thông) khẳng định, trong các đợt tuyển dụng gần đây của đơn vị, người mới tốt nghiệp có thể bắt tay làm việc ngay chứ không phải mất thời gian đào tạo lại như trước. “Thực tế chất lượng đầu vào tốt, chương trình đào tạo 70% thực hành cộng với ý thức học tập, nghiên cứu của sinh viên… thì chất lượng đầu ra không thể “chê”. Ngược lại, hiện không ít trường nghề bằng mọi giá để tuyển sinh chạy theo số lượng nhưng chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”, ông Vũ nhìn nhận.

T.Anh

Bình luận (0)