Một số cha mẹ Trung Quốc quyết định đưa con cái của họ đến học tập ở Thái Lan. Ở đây, trẻ em nhận được môi trường giáo dục chất lượng nhưng học phí không quá đắt đỏ.
Gia đình Yezi chuyển đến Chiang Mai, một thành phố ở phía bắc Thái Lan. Sau hai chuyến đi trước đó đến "xứ sở chùa vàng", gia đình Yezi được thôi thúc gửi con gái Kele 5 tuổi đến trường mầm non ở đây. Kele thích Thái Lan. Cô bé nói: "Thời tiết đủ ấm áp để con mặc váy và ăn kem quanh năm".
Tuy nhiên, sau đó mẹ của Kele quyết định chuyển nơi ở để giám sát hoàn toàn việc học hành của cô bé cho đến khi kết thúc trung học cơ sở. Và như vậy, Kele đã có một người mẹ kiểu "peidu".
"Peidu" có nghĩa là kèm học, đây là một thông lệ phổ biến ở Trung Quốc. Người mẹ thường từ bỏ sự nghiệp để cống hiến bản thân cho việc giám sát, đồng hành cùng con trong độ tuổi đến trường.
Đưa con đến Thái Lan học tập
Trước khi chuyển đến Thái Lan, Yezi vẫn còn ngần ngại, cho đến hiện tại, người mẹ vẫn chưa hoàn toàn tin vào quyết định của mình để đồng hành cùng con gái. Cô nhớ lại, trên đường đến đóng tiền học phí tại trường mầm non quốc tế ở Thái Lan, cô đã cân nhắc việc đưa con gái trở về quê hương.
Một số trường quốc tế ở Thái Lan, cũng như các trường tiểu học và trung học song ngữ đều cung cấp việc giảng dạy tiếng Anh xuất sắc. Nhưng học phí ở Thái Lan ít tốn kém hơn so với học phí ở Trung Quốc và cuộc đua quyền lực, thành công cũng ít hơn.
Đó là lý do ngày càng có nhiều phụ huynh chọn rời khỏi quê hương và tự sắp xếp lại việc học của con ở nước ngoài.
Bài tập về nhà bằng tiếng Thái của Kele – con gái của Yezi. Ảnh: Sixth Tone.
Theo Sixth Tone, bên cạnh vấn đề chi trả học phí, các phụ huynh thích Thái Lan vì quốc gia này không quá xa Trung Quốc.
Chen Jing, người mẹ kiểu peidu, làm việc như một người điều hành đại lý du học, cho biết nhiều gia đình peidu đã xa cách nhau một thời gian dài vì đại dịch. Điều này khiến nhiều người mẹ tạm dừng việc học và đưa con về nước.
Nhưng kể từ khi gia đình chuyển đến sống ở Thái Lan, đây không còn là mối bận tâm của Chen. Cô cho biết giáo viên tỉ mỉ trong công việc và đáp ứng nhu cầu của từng học sinh. Chỉ có hơn một vài chục học sinh trong mỗi nhóm lớp và các học sinh ở các cấp độ khác nhau có bài tập ở các độ khó riêng.
Trong khi đó, con trai của Liu Jing phải học một trường công lập ít có uy tín ở Thượng Hải vì chồng của cô trì hoãn đơn xin giấy phép lưu trú cho con trai. Liu Jing biết rằng việc chuyển sang trường công khác sẽ không dễ dàng. Trường tư thục có thể không thích hợp, con của một người bạn của Liu King đã bị trầm cảm vì áp lực đồng trang lứa ở trường tư thục.
Người mẹ hai con cũng không nhận được sự giúp đỡ từ chồng. Không còn lựa chọn nào khác, Liu Jing quyết định ly hôn và theo đuổi chiến lược du học trực tuyến, cô đưa hai con trai đến Thái Lan.
Trong hệ thống giáo dục tương đối thoải mái ở Thái Lan, con trai của cô dần trở nên tự tin hơn. Tuy nhiên, cái giá của sự giáo dục độc đáo này là con trai của Liu Jing chỉ có thể trò chuyện với bạn Trung Quốc từ thời học mầm non bằng các trò chơi trực tuyến.
Các bà mẹ được phỏng vấn khao khát cung cấp cho con cái một nền giáo dục quốc tế để mở rộng tầm nhìn văn hóa. Một phần quyết định của các phụ huynh bị thúc đẩy bởi thực tế con cái họ không có trải nghiệm tốt ở các trường Trung Quốc.
Mặc dù việc chuyển đến Thái Lan đã làm giảm bớt một số vấn đề trong thời gian ngắn, đôi khi nó cũng việc tạo ra những vấn đề mới.
Không quá đắt đỏ
Sau một năm học mầm non ở Thái Lan, Kele trở về Trung Quốc một năm để học tiểu học. Hiện tại, cô bé đã trở lại Thái Lan để hoàn thành một nhóm lớp quốc tế tại một trường song ngữ.
Yezi cảm thấy một chút mâu thuẫn. Một trong những lý do khiến người mẹ không chọn một trường quốc tế là số sinh viên Trung Quốc chiếm gần một nửa, trong khi đó cô thích môi trường học sinh nói tiếng Anh hoàn toàn.
Nhưng người mẹ cũng lo lắng rằng nếu gửi con gái ở trường không có trẻ em Trung Quốc nào khác, Kele có thể không hòa nhập được. Các vấn đề ở trường học quốc tế cũng dễ dàng giải quyết hơn.
Học phí trường quốc tế ở Thái Lan rẻ hơn so với học phí ở Trung Quốc. Ảnh: Study International.
Hầu hết người mẹ kiểu peidu nói rằng ở Thái Lan, việc học vẹt và sự ràng buộc giữa phụ huynh và giáo viên cũng không tồn tại.
Theo Yezi, giáo viên chỉ liên hệ với phụ huynh nếu con họ chửi thề hoặc bắt nạt – những vấn đề mà Kele không có.
Cô cảm thấy Thái Lan làm tốt hơn trong việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em. Thư thông báo đặc biệt được bí mật. Kết quả thi được niêm phong trong các phong bì mà cha mẹ nhận theo quyết định của họ.
Tuy nhiên, Yezi hy vọng con gái học đủ giỏi để vào một trường trung học cơ sở quốc tế với các giảng viên tốt hơn. Bất kể nơi nào đi, kỳ thi tuyển sinh luôn là phương tiện nhập học chính.
Du Xuan là người điều hành một đại lý du học, đã sắp xếp các bà mẹ peidu với các trường học ở Thái Lan. Cô nói rằng đối với các trường quốc tế đặt ra tiêu chuẩn nhập học tương đối cao, học sinh cần phải mất vài giờ thi trên máy tính.
Đối với nhiều học sinh Trung Quốc, kỹ năng tiếng Anh thường không đủ tốt, vì vậy các em phải học ở nhóm thấp hơn. So với các trường quốc tế ở Trung Quốc, trường quốc tế ở Chiang Mai có mức học phí hợp lý hơn. Trước đây, học phí hàng năm có thể dễ dàng lên tới hàng trăm nghìn nhân dân tệ, trong khi học phí ở Chiang Mai là chỉ hơn 100.000 nhân dân tệ (khoảng 14.000 USD).
Yezi tính toán rằng học phí ở Thái Lan không chỉ rẻ hơn một số nước khác mà còn hợp lý hơn một nơi ở Trung Quốc như Tô Châu.
Hơn nữa, ở Thái Lan, các tài liệu giảng dạy được cập nhật với những tài liệu hiện đang được sử dụng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đồng thời trường học cung cấp nhiều môn tự chọn mà không tính phí thêm.
Vụt mất một số cơ hội
Theo Yezi, mặc dù Kele – con gái cô đang nhận được một sự giáo dục không bị hạn chế, con gái cũng mất đi một số cơ hội.
Nếu trong tương lai, Kele trở lại Trung Quốc, cô bé có nhiều khả năng không vào được những công việc đòi hỏi kỹ năng tiếng Trung thành thạo. Vì Kele không có vốn tiếng Trung.
Con gái của Yezi cũng có thể gặp khó khăn khi kết bạn, vì cô bé không thể đồng cảm với những người lớn lên phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ở Trung Quốc.
Hiện tại, Yezi phân vân có nên gửi con gái đến các nước phương Tây để học cấp ba hay không, vì việc này rất khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, gia đình cô không thể ở lại Thái Lan. Mặc dù có nhiều gốc Trung Quốc ở đây, Thái Lan không phải là một quốc gia chào đón người nhập cư và khó để có được quốc tịch.
Theo nhiều cuộc phỏng vấn, các gia đình peidu Trung Quốc ở Thái Lan chủ yếu không làm việc tại địa phương và gắn bó với giới xã hội của riêng họ. Một trong số ít những điều họ chia sẻ với xã hội Thái Lan là bầu không khí.
Ngoài ra, một số người Trung Quốc sinh ra ở Thái Lan cuối cùng trở lại quê hương để học tập. Xu Fang và chồng đã tham gia kinh doanh tại Thái Lan gần một thập kỷ. Cả ba đứa con của họ được sinh ra ở đó. Nhưng khi con trai cả của họ chuẩn bị bắt đầu học tiểu học, Xu Fang đã đưa con trở lại Trung Quốc.
Điều thúc đẩy Xu Fang đưa con trở lại quê nhà là việc chính phủ Thái Lan hợp pháp hóa cần sa vào tháng 6 năm nay. Kể từ đó, máy bán hàng tự động bán đồ uống có cần sa đã được đặt trên đường phố. Việc này khiến Xu Fang nghi ngờ sâu sắc về định hướng của xã hội Thái Lan.
Theo Thanh Vy/Zingnews
Bình luận (0)