Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Điểm liệt môn văn gây sốc – Vì đâu nên nỗi?

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù có s thay đi v cách tính đim nhưng quy đnh v đim lit THPT quc gia năm 2019 thì gi nguyên như năm ngoái: đim lit vn đưc tính là 1 đim tr xung.

Thí sinh chun b làm bài môn văn trong k thi THPT quc gia 2019. Ảnh: T.Nhung

Ngày 14-7, Bộ GD-ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2019. Môn ngữ văn đã bất ngờ gây sốc với 1.265 bài thi bị điểm liệt (≤ 1 điểm), chiếm 40% tổng số bài thi bị điểm liệt của các môn (3.147 bài) – con số cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Số lượng bài thi môn ngữ văn bị điểm liệt này nhiều gấp 1,6 lần so với năm 2018 (783 bài), gấp 2,5 lần so với năm 2017 (510 bài) và xấp xỉ con số năm 2016 (1.285 bài). Nguyên nhân do đâu mà môn ngữ văn có nhiều điểm liệt như vậy?

Đ thi không khó

Nhận xét về đề thi môn ngữ văn năm nay, thầy Đặng Văn Du (Tổ trưởng Tổ ngữ văn Trường THPT Pleiku, Gia Lai) cho biết: “Nội dung kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình ngữ văn lớp 12. Phần đọc hiểu phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của thí sinh; tuy nhiên phần thi này khá khó đối với những thí sinh có năng lực trung bình. Với phần làm văn nghị luận văn học, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thuộc thể loại ký, với nhiều em đây là một tác phẩm khó. Với đề này, thí sinh khó đạt được điểm cao nhưng cũng không dễ bị điểm dưới trung bình nếu các em chịu học bài”.

Như mọi năm, đề thi môn ngữ văn năm nay cũng gồm 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Nhiều thí sinh sau khi hoàn thành bài thi sớm đã hồ hởi đánh giá: đề văn năm nay dễ “kiếm điểm” trong câu nghị luận xã hội. Mặc dù, phần làm văn rơi vào bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến ít nhiều thí sinh hơi bị bất ngờ, bối rối, vì hầu hết các em thường phán đoán đề sẽ yêu cầu phân tích tác phẩm thơ hoặc truyện, chứ ít để ý đến thể loại ký hoặc kịch. Hơn nữa, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tác phẩm khó nên ít khi được chọn làm văn liệu trong các đề thi.

Li chính t thí sinh

Theo ThS. Dương Thanh Huyền (giảng viên Trường ĐH Nha Trang, nhiều năm là Tổ trưởng Tổ chấm thi tuyển sinh ĐH môn ngữ văn của trường): Kết quả nhiều điểm liệt môn ngữ văn năm nay, nguyên nhân chính là do học sinh ngày càng xem thường môn học này, không chịu học, chỉ xem môn ngữ văn là môn điều kiện (vì là môn bắt buộc), thi chỉ cần đủ điểm để xét công nhận tốt nghiệp THPT là được; không ít học sinh chỉ chuyên tâm lo ôn luyện 3 môn theo các khối thi ĐH tự nhiên đã chọn mà bỏ bê, lơ là môn ngữ văn, nên kết quả như thế kể ra cũng là phù hợp, không có gì bất thường.

Một giáo viên có thâm niên hơn 30 năm dạy học ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Khánh Hòa) tham gia chấm thi THPT quốc gia vừa rồi cũng tỏ ra bức xúc: Nguyên nhân nhiều điểm liệt là do thí sinh không chịu làm bài. Quan điểm thống nhất của các giám khảo là hễ bài làm “cứ có chữ là có điểm!” vậy mà có nhiều bài lại bỏ giấy trắng, hoàn toàn không có một chữ nào! Chỉ cần thí sinh chép lại nguyên văn đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” như trong đề bài là cho ngay 1 điểm; thêm đoạn mở bài với kết bài nữa là ít nhất cũng được 1,25 (thoát điểm liệt); còn nghị luận xã hội viết linh tinh gì gì đi nữa thì cũng dễ đạt 0,5 điểm; thêm câu trả lời: “thơ tự do” cũng 0,5 điểm… vậy thì đâu có dễ bị điểm liệt?

Biu đ dn t internet

Tựu trung lại, chưa rõ còn vì lý do gì nữa, nhưng chắc chắn những bài thi ngữ văn bị điểm liệt này là do thí sinh không muốn hoặc không chịu làm bài, chứ theo đáp án và biểu điểm của Bộ GD-ĐT hướng dẫn chấm thì cứ có ý là có điểm. Tất cả các bài thi bị điểm liệt sau hai vòng chấm độc lập đều được đưa ra tổ chấm để soát xét cặn kẽ lại, cân nhắc kỹ lưỡng “đãi cát tìm vàng” xem có vớt vát được thêm điểm nào cho thoát liệt không, nhưng kết quả cuối cùng hầu như đều không thay đổi, cả tổ giám khảo đều lắc đầu bất lực, ngán ngẩm!

Nhng nguyên nhân khác

Theo một giáo viên Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo (Bình Thuận) là giám khảo chấm thi THPT quốc gia vừa rồi: Nhiều bài làm bị điểm liệt là do thí sinh học yếu, tâm lý chán nản các môn học bài và môn ngữ văn cũng không ngoại lệ. Các em nghĩ hết sức đơn giản rằng môn ngữ văn có thể “chém gió” được, cứ viết dài ra là có điểm. Thực ra gặp giám khảo chặt chẽ, nghiêm khắc, khi phát hiện thí sinh “chém gió” mà thiếu kiến thức nền, tỏ ra không biết chút gì về tác giả, tác phẩm thì thí sinh có viết dài mấy trang cũng chỉ nhận được điểm 0.

Một nguyên nhân khác được nhiều thầy cô nhìn nhận: có bộ phận giáo viên bộ môn còn chủ quan, khi ôn tập cho học sinh chỉ chú trọng ôn các tác phẩm thơ, truyện mà lướt qua các tác phẩm thuộc thể loại ký, kịch (tuy trong nội dung ôn thi chỉ có 2 bài ký và 2 tác phẩm kịch), khi làm bài bất chợt gặp văn liệu là ký, kịch thì các em như bị hụt hẫng, bị “trật tủ”. Bên cạnh đó, học viên hệ GDTX phải vừa làm vừa học nên bận rộn công việc, học hành chểnh mảng, lại gặp đề thi năm nay trích dẫn văn liệu thuộc thể bút ký, là thể loại tương đối khó cảm thụ đối với không chỉ học viên GDTX hay thí sinh tự do mà còn đối với cả học sinh hệ phổ thông chính quy.

Trong tất cả 5 bài thi, hầu hết đều thi trắc nghiệm – trừ môn ngữ văn thi tự luận. Làm bài thi trắc nghiệm thì thí sinh không học gì cũng có thể “nhắm mắt” tô đen tất cả các ô, hoàn tất 100% bài làm, bất kể đúng sai, còn tùy hên – xui, may – rủi. Còn làm bài thi tự luận thì nếu không biết gì thì: hoặc sẽ viết linh tinh rất dễ bị giám khảo phát hiện và cho điểm 0, hoặc đành cắn bút bỏ giấy trắng. Có giáo viên thẳng thắn trao đổi: nếu tất cả các môn thi THPT quốc gia đều theo thể thức tự luận, thì số bài thi bị điểm liệt sẽ không dừng ở con số hơn 3.000 bài như vừa rồi!

Một số giáo viên khác cũng buồn rầu tiết lộ “căn bệnh thành tích” vẫn còn lẩn quất đâu đó trong môi trường giáo dục. Một số học sinh đã chán học nhưng để đẹp lòng cha mẹ vẫn buộc lòng phải đến trường, bị cuốn theo guồng quay học hành – thi cử, dù thực chất chẳng học hành gì; đến cuối năm cứ phải tuần tự nhi tiến: “bị lên lớp”, “bị xét đủ điều kiện dự thi”… Giáo viên bị áp lực thành tích, cũng đành phải nhắm mắt cho qua theo lệnh ngầm của lãnh đạo trường, nếu không muốn bị hạ bậc thi đua cuối năm, bị cô lập trong môi trường công tác… Số học sinh đó chính là chủ nhân của các bài thi bỏ giấy trắng, bị điểm liệt của các môn, chứ không chỉ riêng môn ngữ văn.

Đôi điu suy ngm

Theo thầy Đặng Văn Du, cần xem lại cách ra đề thi THPT quốc gia, đề ngữ văn năm nay nhìn chung thuộc loại an toàn, không hay, ít khuyến khích tính sáng tạo. Nếu cứ tiếp tục ra đề theo kiểu “cầu an” này thì tương lai học sinh sẽ không thèm học văn nữa mà vẫn tốt nghiệp. Cô Nguyễn Lệ Hoa (nguyên giảng viên Trường CĐ Sư phạm Đắk Lắk) nhắn nhủ thêm rằng, nếu giáo viên không liên tục tự bồi dưỡng, cứ “dạy vẹt”, còn học sinh thì “học vẹt”, chưa thấy được tầm quan trọng của môn ngữ văn là môn công cụ, thì kết quả thi THPT quốc gia các năm sau sẽ còn nhiều cú sốc hơn nữa!

Cuối cùng, dù sao tỷ lệ thí sinh bị điểm liệt nhiều như vậy cũng là con số phản ánh thực chất việc dạy và học môn ngữ văn, giúp cho nhà trường, giáo viên và học sinh có dịp nhìn nhận lại thực tế việc dạy và học môn này trong nhà trường và đề ra biện pháp chấn chỉnh, uốn nắn hiệu quả cho một kết quả khả quan hơn, trước khi quá muộn.

Đ Thành Dương
(Trưng D b ĐH dân tc TW Nha Trang)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)