Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Điểm mặt những chất phụ gia có hại trong thực phẩm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiều chất phụ gia có trong thực phẩm gây hại đến sức khỏe nhưng chúng ta ít khi quan tâm đến. 

Ảnh minh họa – Internet.

1. Chất kháng sinh trong thực phẩm làm từ sữa

Theo chuyên gia dinh dưỡng Ashley Koft, đồng thời là nhà tư vấn dinh dưỡng cho sê ri truyền hình thực tiễn “Shedding for the wedding” của Los Angeles (Mỹ), ngoại trừ việc ăn những thực phẩm làm từ sữa hữu cơ thì sữa, yogurt và pho mai mà mọi người đang dùng đã được chế biến từ sữa của những con bò có bơm các chất kháng sinh.
Việc hấp thụ mỗi ngày loại kháng sinh trên có thể giết chết những vi khuẩn tốt ở ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại vi khuẩn có hại ở vùng tiêu hóa cũng sẽ làm phình và mập vòng eo. Để tránh việc ăn thực phẩm làm từ sữa có chứa hóc môn và kháng sinh, người tiêu dùng nên đọc nhãn mác ghi chú của sản phẩm trước khi dùng. Nên dùng sản phẩm từ sữa có ghi “không dùng các hóc môn và chất kháng sinh” trên bao bì. 
2. Những chất hóa học có trong thực phẩm đóng hộp
Một cuộc nghiên cứu mới đây do Chương trình báo cáo người tiêu dùng (Mỹ) cho thấy 19 nhãn hiệu sản phẩm đóng hộp có chứa các chất hóa học gây ung thư vú, tiểu đường và các bệnh về tim mạch.
Theo thành viên nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Urvasi Rangan, Giám đốc chính sách kỹ thuật của Liên đoàn người tiêu dùng, cho biết dù chỉ một lượng nhỏ những chất này cũng rất nguy hại.
Nên tránh ăn thực phẩm đóng hộp, thay vào đó là dùng rau quả, ăn đồ tươi nếu có thể và thức ăn hâm nóng trong vật đựng bằng thủy tinh.
3. Natri trong chất gia vị cho vào sà lách trộn.
Tỉ lệ muối nhiều trong loại gia vị này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giảm cân vì nó giữ nước và làm ta cảm thấy bị đầy hơi. Các chuyên gia khuyên chỉ nên có 1500 – 2300 mg Natri trong gia vị trên.
Nhưng theo Marisa More, người phát ngôn của Ủy ban dinh dưỡng Mỹ, thì chỉ 2 muỗng gia vị này đã chứa hơn 400mg Natri. Tốt nhất là nên dùng loại gia vị này kèm với dầu ô liu hoặc giấm theo tỉ lệ 2-1.
4. Đường fructose trong nước uống sôđa và sản phẩm đóng gói.
Như chúng ta đã biết, các thực phẩm và thức uống có đường luôn có khả năng tăng nguy cơ về các bệnh huyết áp. Kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây của Đại học Denver cho thấy những người tiêu thụ khoảng 74mg đường mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp hơn những người ăn ít.
Lượng đường fructose cao trong các loại nước ngọt hay bánh ngọt được cho là nguyên nhân làm giảm việc sản sinh ra oxit nitric, một loại hơi giúp các mạch máu được thư giãn và nở rộng. Nên thay những đồ ăn đó bằng trái cây hoặc dùng ngũ cốc. 
5. Bột ngọt (MSG) trong các loại khoai tây chiên
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Béo phì cho biết, những người thường ăn thực phẩm chứa MSG có nguy cơ tăng cân gấp 3 lần người không ăn. Theo Tiến sĩ Koff, mọi người thường nghĩ chất này có nhiều trong món ăn châu Á nhưng thực ra nó cũng được dùng trong những gói khoai tây chiên có hương vị trên thị trường hiện nay.
Theo PNO/Gia đình & Xã hội

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)