Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Điểm mặt những thứ ngoài hành tinh hiện diện ngay trên Trái đất

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Các nghiên cứu mới đây cho thấy để chạm tới những thứ ngoài hành tinh, bạn có thể chẳng cần đi quá xa. Chúng ở ngay quanh bạn, và có khi đang nhìn bạn từ trong gương.
Bạn có thể đã nhiều lần đeo một vật thể có nguồn gốc ngoài hành tinh làm trang sức hay uống một thứ không thuộc về Trái đất mà không hay, các nhà khoa học cho biết.
1. Đại dương và những "chuyến tàu" sao chổi
Từ lâu đã có những nghiên cứu cho thấy nước trên Trái đất không tự dưng mà có. Bằng một cách nào đó, các phân tử cần thiết để hình thành mạng lưới ao, hồ, sông, suối, đại dương phủ hầu hết diện tích Trái đất đã đến với hành tinh non trẻ cằn cỗi của chúng ta. Mới đây, một nghiên cứu vừa công bố trên Astronomy and Astrophysics Letters đã tìm ra bằng chứng về những "chuyến tàu" sao chổi mang nước đến Trái đất.
Các nhà khoa học NASA đã nghiên cứu sao chổi nổi tiếng Wirtanen và phát hiện ra rằng thành phần nước trong nó tương đồng với các đại dương với Trái đất. Vì vậy, trong quá khứ xa xưa, có thể đã có vô số ngôi sao chổi mang các phân tử hydro và oxy đầu tiên "gieo mầm" đại dương Trái đất, bao gồm cả nước thường (H2O) và nước nặng HDO. Các chuyến tàu sao chổi đa phần khởi hành tận Đám mây Oort, là vành đai sao chổi ở rìa Hệ Mặt trời, xa hơn sao Diêm Vương rất nhiều.
Nhiều thứ ngoài hành tinh đã kịp thời xâm chiếm Trái đất từ thuở sơ khai và kiến tạo nên hành tinh xanh ngày nay?
Nhiều thứ ngoài hành tinh đã kịp thời xâm chiếm Trái đất từ thuở sơ khai và kiến tạo nên hành tinh xanh ngày nay?
2. Vàng, bạch kim, uranium từ vụ nổ vũ trụ
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Florida và Đại học Columbia ở New York (Mỹ) đã tìm ra bằng chứng về một vụ nổ do sáp nhập sao neutron cách đây 130 triệu năm ánh sáng, tung ra đủ vàng, bạch kim và uranium để lấp đầy tất cả các đại dương của Trái đất. Từ đó, họ lần ra manh mối về một vụ sáp nhập sao neutron khác 80 triệu năm về trước đã gieo mầm các nguyên tố quý giá này cho hệ mặt trời, bao gồm Trái đất của chúng ta.
Sao neutron là phần "di cốt" trong quá trình tiến hóa sao: một ngôi sao lớn cạn năng lượng, bùng nổ thành siêu tân tinh và để lại sao neutron cực kỳ dày đặc và mang siêu năng lượng. Sự đụng độ và sáp nhập sao neutrong được coi là một trong các sự kiện kinh thiên động địa nhất của vũ trụ. Nếu vụ sáp nhập 80 triệu năm trước nói trên xảy ra ngày nay, nó thừa sức phát ra nguồn năng lượng mạnh đến nỗi biến Trái đất của chúng ta thành hành tinh chết.
3. Chính… chúng ta là sinh vật ngoài hành tinh
Công trình do Đại học Hawaii (Mỹ) dẫn đầu, phối hợp với nhiều viện trường từ Mỹ, Pháp, Đài Loan đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: "Chúng ta đến từ đâu?"
Bài công bố trên Nature Communications tháng 10-2018 khẳng định chúng ta đến từ… vũ trụ.Họ đã tái tạo lại các hạt băng giá lang thang giữa các vì sao cổ đại trong một buồng siêu chân không làm lạnh đến -268 độ C. Các hạt này phủ đầu carbon dioxide, phốt pho và nước, là những chất đã được chứng minh là thúc đẩy các phản ứng hóa học tạo ra phosphates và axit diphosphoric, 2 yếu tố chính để hình thành "khối xây dựng sự sống". Dấu vết 2 hợp chất này vẫn tồn tại trong DNA của sinh vật hiện đại, kể cả con người.
Vẫn là các chuyến tàu sao chổi, chúng lang thang khắp vũ trụ và mang theo các hạt băng giá chứa mầm sự sống này đến nhiều thiên thể trong và ngoài hệ mặt trời, trong đó có Trái đất của chúng ta. Vào 4,1 tỉ năm trước, Trái đất vô tình là miền đất lành cho sự sống.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)