Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhiều điểm mới trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM năm 2025

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều điểm mới trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM năm 2025 - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Nhiều điểm mới trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM năm 2025 Audio

K thi tuyn sinh vào lp 10 TP.HCM năm 2025 là k thi đu tiên theo Chương trình GDPT 2018. Đ thi có nhiu đim mi v cu trúc, ma trn c 3 môn thi, tăng tính liên h thc tế nhm đánh giá năng lc vn dng kiến thc gii quyết vn đ thc tin ca hc sinh.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM năm 2025 có nhiều điểm mới

Tăng câu hi vn dng lên 40%

Năm 2025, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM giữ ổn định với 3 môn thi văn, toán, ngoại ngữ. Theo ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đề thi từng môn sẽ đánh giá tập trung vào các yêu cầu cần đạt của môn học trong Chương trình GDPT 2018 cấp THCS, chủ yếu là lớp 8, lớp 9. Tỷ lệ phân bổ mức độ kiến thức trong đề thi ở từng môn thi sẽ được điều chỉnh, giảm mức độ nhận biết, thông hiểu, tăng tỷ lệ vận dụng. Đề thi nhằm giúp học sinh định hướng một số kiến thức, kỹ năng cần thiết khi bước vào bậc THPT.

Cụ thể, với những kỳ thi tuyển sinh từ năm 2024 trở về trước, áp dụng theo Chương trình GDPT 2006, mức độ nhận biết, thông hiểu sẽ chiếm từ 70 đến 75% kiến thức trong đề thi. Từ năm 2025, mức độ nhận biết, thông hiểu trong đề thi sẽ giảm xuống còn 60%, tỷ lệ các câu hỏi yêu cầu vận dụng tăng lên 40% để đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đánh giá học sinh của Chương trình GDPT 2018.

Ông Quốc nhấn mạnh, những điều chỉnh này nhằm đánh giá khả năng vận dụng thực tế của học sinh theo định hướng của Chương trình GDPT 2018.

Ở đề thi môn ngữ văn có độ phủ rộng; được xây dựng theo định hướng đánh giá năng lực đọc hiểu các loại văn bản, có văn bản văn chương, có văn bản thông tin, văn bản nghị luận; năng lực viết đoạn văn, bài văn theo các kiểu bài; trong đó có tích hợp giữa đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực viết, nội dung trong phần viết có liên quan đến văn bản ở phần đọc hiểu.

Còn với môn toán sẽ thể hiện qua các mạch kiến thức: Hình học và Đo lường; Số và Đại số; Thống kê và Xác suất. Yêu cầu của đề thi nhằm mục đích đánh giá các năng lực toán học như tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học.

Ở môn tiếng Anh, đích đến của đề thi tuyển sinh sẽ là đánh giá năng lực ngôn ngữ không chỉ dựa trên kiến thức thuộc lòng ngữ pháp và từ vựng của học sinh mà yêu cầu phải đánh giá được khả năng hiểu và vận dụng kiến thức ngôn ngữ vào ngữ cảnh phù hợp, đặc biệt là các tình huống thực tế cuộc sống. Trong đó, trong 40 câu hỏi thì đề thi sắp tới sẽ có 2 câu hỏi mới về Viết cụm từ phù hợp theo thông tin cho sẵn. Câu hỏi này kiểm tra khả năng đọc chú thích trong tự điển để tìm kiếm thông tin ngôn ngữ và vận dụng kiến thức.

Ng liu đ thi nm ngoài sách giáo khoa, hc t hc vt là “thua”

Một điểm mới đáng chú ý trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 TP.HCM năm nay đó là ngữ liệu trong đề thi môn ngữ văn nằm hoàn toàn ngoài sách giáo khoa. Cấu trúc đề thi cũng chỉ còn 2 phần là đọc hiểu và viết, thay vì 3 phần như trước đây là đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

Thầy Võ Kim Bảo – giáo viên ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, Q.1 đánh giá chương trình mới ở môn ngữ văn không chỉ tập trung phân tích văn chương mà đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng, đủ năng lực thực tế để đọc, hiểu các loại văn bản, trong đó văn bản văn học chỉ là một trong các loại văn bản thôi. Việc học văn phải gắn liền với tính thực tế cuộc sống. Do vậy, các điều chỉnh phù hợp với mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 đặt ra.

Với những điều chỉnh này, để làm tốt đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn, thầy Bảo khuyên rằng học sinh phải nắm vững kỹ năng, kiến thức môn học, trang bị kỹ năng đọc hiểu, viết, lập luận. Đề thi tuyển sinh có thể ra vào bất kỳ một văn bản là một bài thơ, tác phẩm nào mà các em chưa từng được tiếp cận, đòi hỏi học sinh phải sử dụng kỹ năng đọc hiểu, năng lực cảm thụ cùng kiến thức ngữ văn của mình để hoàn thành yêu cầu của đề thi. Vì thế phải tuyệt đối thay đổi tư duy học vẹt, học tủ, học bám đề cương, văn mẫu. Học sinh vẫn giữ thói quen này là “thua”.

K thi tuyn sinh vào lp 10 TP.HCM năm 2025 din ra vào ngày 6 và 7-6. Thí sinh s d thi 3 môn văn, toán, ngoi ng. Riêng thí sinh thi chuyên/tích hp s làm bài thêm bài thi chuyên/tích hp.

T năm hc 2025-2026, TP.HCM ch thc hin tuyn sinh chuyên vào 2 trưng: THPT chuyên Lê Hng Phong và THPT chuyên Trn Đi Nghĩa.

Năm nay k thi có 76.435 thí sinh đăng ký d thi. Tng ch tiêu lp 10 vào 115 trưng THPT công lp là 70.070 hc sinh. Đ t chc k thi, S GD-ĐT b trí 158 hi đng coi thi vi 4.424 phòng thi, huy đng 13.272 giáo viên coi thi và 2.070 nhân viên phc v k thi.

“Ngoài kỹ năng đọc hiểu và viết đơn thuần, bài viết muốn đạt điểm cao đòi hỏi học sinh phải có năng lực viết văn sâu, thể hiện thông qua dẫn chứng, dẫn dắt, giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu. Các em nên đọc thêm nhiều sách, báo, quan tâm đến các vấn đề của đời sống xã hội xung quanh các em, gắn với lứa tuổi của các em…” – thầy Bảo khuyên.

Toán thc tế s… tăng thc tế

Ở môn toán, đề thi tuyển sinh gồm 7 câu, trong đó câu 1, 2 là các bài toán quen thuộc, cơ bản về đồ thị, hệ thức Viete, giải phương trình; từ câu 3 đến câu 6 là các bài toán thực tế; câu 7 là hình học phẳng. Có thể thấy so với đề thi tuyển sinh vào lớp 10 theo Chương trình GDPT 2006 trước đây, đề thi năm 2025 đã giảm 1 câu về bài toán thực tế, đồng thời xuất hiện thêm dạng toán thực tế mới về xác suất, thống kê, và tăng tính thực tế.

Ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nêu rõ, trong Chương trình GDPT 2018, từ năm lớp 6 học sinh đã được làm quen với dạng toán thực tế. Trong các kỳ kiểm tra định kỳ ở từng khối lớp giáo viên đều có đề cập đến các dạng toán thực tế với mức độ phù hợp. Riêng mạch kiến thức về xác suất, thống kê, học sinh đã được học từ lớp 7 ở mức độ cơ bản, đến lớp 8 bắt đầu tính toán mức độ vừa phải và lên lớp 9, mạch kiến thức được đề cập cũng không quá khó. Bài toán thực tế về xác suất thống kê trong đề thi sẽ chỉ ở mức vận dụng thuần túy, nằm trong chương trình THCS mà học sinh được học.

“Các vấn đề đặt ra trong bài toán thực tế không đòi hỏi quá cao mức độ kiến thức cũng không đặt ra những vấn đề quá xa lạ, cao siêu, rời xa thực tế. Thế nhưng để làm được điều quan trọng là học sinh phải hiểu vấn đề thực tế đặt ra trong đề, tư duy, vận dụng những kiến thức đã học để tính toán, giải quyết các vấn đề thực tế của đề” – ông Quốc nhấn mạnh.

Khương Yến

Bình luận (0)