Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Điểm nhấn du lịch “Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên”

Tạp Chí Giáo Dục

L hi cng chiêng Tây Nguyên là mt trong nhng di sn văn hóa phi vt th ca nhân loi đã đưc UNESCO công nhn. Vi s phát trin ca du lch, nét văn hóa truyn thng này càng có cơ hi phát trin hơn na, to nên sc hút mãnh lit vi nhng du khách trong và ngoài nưc…


Phn quan trng nht ca “L hi cng chiêng Tây Nguyên” là nghi l cu thn la

L hi hưng đến qung bá du lch

Theo GS.TS Tô Ngọc Thanh – nguyên Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thì cồng chiêng là một loại nhạc cụ châu Á thuộc bộ gõ, đây là một loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số. Cồng chiêng Tây Nguyên đã đi vào những áng thơ ca vừa lãng mạn vừa hùng tráng khẳng định giá trị tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên từ hàng ngàn đời nay. Mặc dù ngày nay, cồng chiêng đã không còn phổ biến nhưng đây vẫn là một nhạc cụ mang đậm nét văn hóa phi vật thể được Nhà nước và rất nhiều tổ chức bảo tồn…”.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường diễn ra từ tháng 3 và kéo dài đến hết tháng 12 hàng năm, tuy nhiên không có thời gian cố định. Mỗi năm, lễ hội lại được tổ chức vào thời điểm khác nhau và luân phiên trong 5 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông và Gia Lai. Lễ hội hướng đến quảng bá du lịch, văn hóa cồng chiêng nói riêng và văn hóa các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Tại đây, không gian lễ hội sẽ được tái hiện lại đúng với sắc màu của các dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống vốn có. Vào mỗi năm, lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với những nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng tỉnh thành, dân tộc.

Theo đó các dân tộc Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… thì loại nhạc cụ này chỉ dành riêng cho nam giới, còn đối với dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng. Nhưng cũng có những dân tộc như Mạ, M’Nông thì cả nam và nữ đều có thể chơi được.

Để thỏa mãn việc dùng tiếng cồng chiêng giao tiếp với thần linh, các bài nhạc được sáng tạo rất đa dạng, ứng với từng nghi thức, từng dịp trong năm, từng mong mỏi của con người. Mỗi giai điệu vang lên như nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào của các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.


“L hi cng chiêng Tây Nguyên” ti Lâm Đng

Ai đã từng đến Tây Nguyên vào những ngày lễ hội sẽ được đắm mình trong âm vang sống động của tiếng cồng, tiếng chiêng và được thưởng thức nhiều tiếng nhạc lòng khác nhau của các nghệ sĩ. Chiêng Banar trầm hùng như làn gió ầm ào thổi qua rừng già. Chiêng Xê Đăng hừng hực như bước chân dũng sĩ cao nguyên. Chiêng Mạ, Mường như gợi lời thương, lời nhớ. Chiêng Ê Đê dồn dập, mạnh mẽ như mưa đá, như thác reo. Chiêng Irai náo nức mời gọi con gái, con trai, tay trong tay bước vào điệu múa Xoang, bên những chén rượu óng ánh, tất cả tạo nên một sắc thái độc đáo của vùng nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên.

Bản thân tôi đã từng được tham gia “Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên” tại Lâm Đồng cực kỳ thú vị. Phần nghi lễ sẽ được bắt đầu bằng phần giới thiệu về buôn làng cũng như văn hóa tập quán của người dân bản địa. Phần quan trọng nhất của Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là nghi lễ cầu thần lửa. Lửa sẽ được đốt lên cùng với những lời cầu nguyện để chương trình diễn ra trọn vẹn và may mắn đến với tất cả du khách. Sau đó là điệu nhảy Wă kwằng được các nam thanh nữ tú biểu diễn để ăn mừng và chào đón thần linh.

Sau phần nghi lễ, du khách sẽ bước vào phần lễ hội. Tại đây du khách sẽ được giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng, về lịch sử của cồng chiêng, của lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới. Tiếp theo chương trình sẽ là phần giao lưu văn hóa, du khách sẽ được đánh thử cồng chiêng theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân, cùng hòa mình vào những điệu múa của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị mà du khách khó có thể nào quên.


“L hi cng chiêng Tây Nguyên” trên tem Vit Nam

Theo GS.TS Tô Ngọc Thanh cho biết: “Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam có lối chơi cồng chiêng mang tính dân chủ cộng đồng rất cao. Ở các nước Đông Nam Á cồng chiêng đều kết thành đàn, trở thành một loại nhạc cụ trong dàn nhạc nhẹ và do một nghệ sĩ diễn tấu. Riêng ở Tây Nguyên cách diễn tấu cồng chiêng vẫn giữ được nét riêng biệt, tạo nên hàng âm thanh độc đáo. Mỗi người chỉ đánh một cái chiêng, nhiều người mới tạo thành bản nhạc với tất cả các tiết tấu, hòa âm phong phú. Vì thế tính cộng đồng ở các dàn cồng chiêng Tây Nguyên rất cao”.

Giá tr tâm linh sâu sc

Cồng chiêng Tây Nguyên cũng đã được lên tem bởi nó không chỉ là một nhạc cụ độc đáo, mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Tiếng chiêng đã gắn bó chặt chẽ và là phương tiện quan trọng nhất trong các nghi lễ. Nó có trong phong tục vòng đời của người Tây Nguyên, bắt đầu từ sự ra đời, đến ngày cắt việc, được làm thành viên chính thức, có trách nhiệm, có nghĩa vụ với cộng đồng, rồi bắt chồng, cưới vợ, dạy nhà cho trẻ, mừng sức khỏe cho người già, đón bạn bè buôn gần xa, cho đến các nghi lễ cầu mưa, dọn rẫy, đón lúa, mừng năm mới… đều không thể nào vắng bóng tiếng chiêng. Họ quan niệm, mỗi chiếc chiêng là nơi trú ngụ một vị thần, chiêng càng lâu năm thì vị thần trú ngụ trong đó càng nhiều tuổi và nhiều quyền lực, chiếc chiêng càng quý giá. Và chiêng ngân lên là lời thần linh đang mách bảo, là cuộc “đối thoại” giữa tổ tiên và thần linh. Thanh âm của cồng chiêng luôn hòa chung nhịp đập của đời sống.

Ngoài giá trị tâm linh, chiêng còn góp phần tạo nên nét đặc trưng của từng tộc người. Các bộ chiêng của từng tộc người thì hoàn toàn khác nhau từ cấu tạo của dàn nhạc đến âm điệu, cách biến tấu. Có bộ chiêng chỉ là 2, 3 chiếc, nhưng cũng có những bộ đến 16, 17 chiếc. Tộc người càng đông thì dàn cồng chiêng càng lớn và ngược lại. Ví dụ cả tộc người Brâu chỉ có 253 người và dàn cồng chiêng chỉ có 2 chiếc. Trong khi dàn cồng chiêng của các tộc người đông hơn như Ê Đê hay Gia Rai thì có 12-13 chiếc trở lên. Âm sắc cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ và lịch sử của mỗi tộc người. Mỗi bài cồng chiêng là hơi thở của hoang dại, phóng khoáng của đại ngàn, là lòng sùng kính trời đất và niềm yêu thương hồn nhiên của người cao nguyên. UNESCO đã thừa nhận giá trị nghệ thuật, lịch sử và nhân loại học của loại hình này, vinh dự ấy trước hết thuộc về các dân tộc thiểu số Tây Nguyên – chủ thể của sáng tạo và lưu truyền di sản.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)