Hội nhậpThế giới 24h

Điểm nóng xung đột ngày 24-6: Nga cân nhắc chính sách hạt nhân

Tạp Chí Giáo Dục

Nga có thể thay đổi quy định về thời điểm sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Moscow tin rằng các mối đe dọa gia tăng.

Xung đột tại Ukraine đã gây ra cuộc đối đầu lớn nhất giữa Nga và phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng trước tuyên bố Nga có thể thay đổi học thuyết hạt nhân của mình, xem xét lại các điều kiện để sử dụng loại vũ khí này.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Nga Andrei Kartapolov hôm 23-6 cũng nói rằng nếu các mối đe dọa gia tăng thì Moscow có thể thay đổi quy định về thời điểm sử dụng vũ khí hạt nhân.

"Nếu chúng tôi thấy rằng thách thức và mối đe dọa gia tăng, chúng tôi có thể thay đổi một số điều trong học thuyết hạt nhân liên quan đến thời điểm và điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân" – hãng thông tấn RIA dẫn lời ông Kartapolov.

Cựu chỉ huy lực lượng Nga ở Syria lưu ý thêm thêm rằng "còn quá sớm" để nói về những thay đổi cụ thể đối với học thuyết hạt nhân của Moscow.

Điểm nóng xung đột ngày 24-6: Nga cân nhắc chính sách hạt nhân- Ảnh 1.

Tổng thống Vladimir Putin thị sát cuộc tập trận về khả năng đáp trả vũ khí hạt nhân của Nga năm 2023. Ảnh: Reuters

Học thuyết hạt nhân năm 2020 của Nga nêu rõ tổng thống Nga có thể cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc vũ khí thông thường khi sự tồn vong của nhà nước Nga "bị đe dọa".

Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết Nga và Mỹ hiện là các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, nắm giữ khoảng 88% vũ khí hạt nhân của thế giới. 

Nga được cho là đang sở hữu khoảng 1.558 đầu đạn hạt nhân chiến thuật, có thể gắn trên tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, ngư lôi, phóng từ máy bay hoặc bắn từ pháo.

Cả Nga và Mỹ đều đang hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình, trong khi Trung Quốc cũng nhanh chóng tăng cường kho vũ khí hạt nhân, theo Reuters.

Bình luận từ ông Kartapolov diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Putin mới đây cho biết Nga không cần sử dụng vũ khí hạt nhân để hoàn thành các mục tiêu quân sự tại Ukraine.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng từng cảnh báo Nga "không nói đùa" về khả năng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine.

Tín hiệu mạnh mẽ nhất của Điện Kremlin cho đến nay rằng cuộc xung đột nguy hiểm nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ II sẽ không leo thang thành chiến tranh hạt nhân.

Theo Bằng Hưng/NLĐO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)