Đã đến lúc, chúng ta cần có cái nhìn rộng hơn về cái gọi là “giáo dục trong nền kinh tế thị trường”.
Bước vào giai đoạn 2 của mùa tuyển sinh, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi không thể tuyển được đủ chỉ tiêu cho năm 2011.
Chính điều này, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài lập khu vực miền Trung đã tổ chức Hội nghị “Các trường ĐH, CĐ ngoài lập khu vực miền Trung” để lãnh đạo các trường cùng ngồi lại với nhau “mổ xẻ” những khó khăn, cùng bàn bạc, thống nhất các quan điểm…, sau đó kiến nghị lên Bộ GD-ĐT nhờ tháo gỡ.
"Mổ sẻ" khó khăn mùa tuyển sinh 2011
TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ công lập miền Trung tại Hội nghị cho rằng, kết quả thi của TS năm nay thấp, điểm sàn không giảm, NV2 của các trường công lập đã góp phần làm đầu vào tại các trường ngoài hệ thống công lập, vốn đã khó khăn thì nay lại thêm chật vật, chưa kể, nhiều trường ngoài lập sẽ buộc phải đóng ngành học.
TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ công lập miền Trung tại Hội nghị cho rằng, kết quả thi của TS năm nay thấp, điểm sàn không giảm, NV2 của các trường công lập đã góp phần làm đầu vào tại các trường ngoài hệ thống công lập, vốn đã khó khăn thì nay lại thêm chật vật, chưa kể, nhiều trường ngoài lập sẽ buộc phải đóng ngành học.
Nhà văn Nguyên Ngọc, Hiệu trưởng trường Đại học Phan Chu Trinh (Quảng Nam) đơn cử: tại trường Phan Chu Trinh, trong thời gian xét tuyển NV1 và bắt đầu kỳ tuyển NV2 (từ 25.8 – 5.9) đến thời điểm hiện tại, trường cũng mới nhận được tổng số hồ sơ xấp xỉ chưa đến 20 bộ.
TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ công lập miền Trung: “quy định điểm sàn là vô lý” |
Nguồn HS quá ít so với nhu cầu tuyển, và nhà trường đành phải chờ đợi tiếp kết quả kết thúc kỳ NV2 và bắt đầu NV3 tới (từ 10.9 đến hết tháng 9). Hiện trường cũng đang rất lo lắng cho đầu vào.
Ở một góc cạnh khác, nhà văn Nguyên Ngọc phân tích tiếp: với tôi, con số dôi dư thí sinh trên điểm sàn của Bộ là vô nghĩa và chính Bộ gây khó khăn cho các trường ngoài công lập.
Mức điểm sàn cũng không hợp lý bởi hiện nay có 2 kiểu thí sinh, thí sinh đủ điểm nhưng không đủ tiền (để vào các trường dân lập học); thí sinh có tiền nhưng không đủ điểm để vào. Điểm sàn đã bó hẹp quyền người được đi học.
“Tôi rất thất vọng về điểm sàn năm nay, Bộ không để ý đến kiến nghị của các trường ngoài công lập. Với mức điểm sàn năm nay, các trường ngoài công lập chúng tôi lại khốn khổ, sẽ không tuyển nổi nửa số lượng chỉ tiêu được giao.
Năm trước Bộ cũng nói nguồn tuyển dồi dào, năm nay cũng vậy. Tuy nhiên, các trường NCL lấy đâu ra nguồn tuyển vì nhiều trường công lập cũng chỉ xét tuyển bằng điểm sàn. Tâm lý học sinh chạy theo mác công lập nhiều hơn chứ. Trường tôi chỉ hy vọng chờ đợi tuyển sinh ở bậc trung cấp và cao đẳng” – đại diện trường Cao Đẳng Đông Du nói.
Tại Hội nghị, nhiều lãnh đạo các trường ĐH, CĐ dân lập như: Cao Đẳng Đông Du, Phương Đông, Đức Trí (Đà Nẵng) và ĐH Kiến Trúc, Duy Tân đều cho rằng, ra một điểm sàn để các trường căn cứ xét tuyển là hết sức vô lý.
Đối với trường ĐH Duy Tân, đại diện của trường này cho hay: “Thứ trưởng Ga nói và phân tích dữ liệu điểm năm nay là dôi dư hơn 200.000 thí sinh trên điểm sàn, chúng tôi vẫn lo vì đó chỉ là mặt lý thuyết, thực tế không phải như vậy.
Hiện nay, theo cơ chế thị trường, đương nhiên học sinh sẽ vào công lập vì điểm xét tuyển cũng chỉ bằng điểm sàn mà học phí lại thấp, trong khi đó trường dân lập, mặc dù cũng xét tuyển bằng điểm sàn nhưng học phí cao, chẳng tội gì mà vào.
Hơn nữa, đặc biệt, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn có cả một hệ thống trường ĐH công lập và những trường đại học này hoàn toàn đều xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ. Như vậy, chúng tôi còn đâu nguồn để tuyển, đành chờ bộ cho chuyển chỉ tiêu sang hệ liên thông, vừa học vừa làm như năm trước thì mới hy vọng “sống sót”.
Nhà văn Nguyên Ngọc, Hiệu trưởng trường Đại học Phan Chu Trinh: “Điểm sàn đã bó hẹp quyền người được đi học” |
Giáo dục trong nền kinh tế thị trường là thế nào?
Nhà văn Nguyên Ngọc nêu thẳng: đã bắt học sinh học 12 năm phổ thông (PT) thì con đường vào ĐH phải mở rộng. Tùy vào khả năng đào tạo của mỗi trường mà nhận TS từ điểm cao đến thấp chứ không nhất thiết phải đặt ra cái gọi là “sàn”.
Nhà văn Nguyên Ngọc nêu thẳng: đã bắt học sinh học 12 năm phổ thông (PT) thì con đường vào ĐH phải mở rộng. Tùy vào khả năng đào tạo của mỗi trường mà nhận TS từ điểm cao đến thấp chứ không nhất thiết phải đặt ra cái gọi là “sàn”.
Tôi thấy hết sức vô lý. Còn đối với những nhận định cho rằng “nếu không có điểm sàn hoặc điểm sàn thấp thì chất lượng đầu vào không đảm bảo”, điều này cũng không đúng.
Chất lượng đầu vào, nếu cần đánh giá thì phải xem lại đầu ra ở khối PT. Trong một mùa thi, thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT với con số “đẹp như mơ” thì lại căn ke chuyện đầu vào ĐH, CĐ.
Đã đến lúc, chúng ta cần có cái nhìn rộng hơn về cái gọi là “giáo dục trong nền kinh tế thị trường”. Nơi nào đào tạo tốt, nơi đó t
ự quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh, còn không làm tốt, thì tự thân nó sẽ đào thải mà không cần phải ra một mức “sàn” để đánh giá chất lượng.
Chưa dừng lại ở đó, đại diện các trường phân tích nhiều vướng mắc khiến cho việc “hút” TS vào dân lập đã khó càng thêm khó.
Đại diện Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng phân tích: với khối ngành kỹ thuật, thì chỉ cần thi Toán và Hóa, không cần phải thi Lý, hay khối ngành kinh tế, thì không cần phải thi Hóa học. Chính những quy định quá chắc khối thi mà dẫn đến việc mất cân đối giữa các khối A,B, C, D với nhau và việc trường ngoài công lập có được lượng TS như ý càng không thể.
Điều dễ nhận thấy, hầu hết, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lâp hiện nay đang xin Bộ vận dụng điều 33 trong Quy chế tuyển sinh. Còn bằng không thì chỉ trông chờ vào xét tuyển tiếp theo của NV2, NV3 tới hoặc hy vọng vào tuyển liên thông và hệ vừa học vừa làm để tuyển đủ chỉ tiêu.
Thế nhưng, nhiều ý kiến cho rằng, điều 33 là điều vận dụng cho thí sinh. Mà đã vậy thì trường nào cũng có quyền áp dụng chứ không thể trường được, trường không.
Làm như vậy, lượng TS mà được trường đào tạo theo điều 33, không khác gì TS cử tuyển của địa phương cả. Đây cũng chính là một trong những kiến nghị mà Hiệp hội các trường ĐH, CĐ dân lập khu vực miền Trung sẽ kiến nghị lên Bộ GD-ĐT.Với những trường đại học, cao đẳng dân lập ở thành phố không được quyền áp dụng điều 33 thì chỉ trông chờ vào xét tuyển NV2,NV3.
TS Nguyễn Tấn Quý, Hiệu Trưởng trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng cho biết: “Với mức điểm sàn Bộ công bố, trường thiếu NV1 trầm trọng. Tính những thí sinh có từ 10 điểm trở lên chỉ có 340 em cho cả hai hệ ĐH, CĐ. Trong khi đó, chỉ tiêu Bộ giao cho trường là 1.400”.
TS Nguyễn Tấn Quý, Hiệu Trưởng trường Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng cho biết: “Với mức điểm sàn Bộ công bố, trường thiếu NV1 trầm trọng. Tính những thí sinh có từ 10 điểm trở lên chỉ có 340 em cho cả hai hệ ĐH, CĐ. Trong khi đó, chỉ tiêu Bộ giao cho trường là 1.400”.
Theo Anh Dương
(GDVN)
Bình luận (0)