Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Điểm sáng” của ngành GD-ĐT TP thực hiện Chỉ thị 19

Tạp Chí Giáo Dục

Qua hai năm thc hin Ch th 19 Thành y TP.HCM v thc hin Cuc vn đng “Ngưi dân TP.HCM không x rác ra đưng và kênh rch, vì TP sch và gim ngp nưc”, ngành GD-ĐT TP đã có nhiu “đim sáng” là nhng mô hình, gii pháp xây dng Trưng hc xanh.

Từ những điểm sáng này đã góp phần lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, tạo ra môi trường học đường thân thiện, tích cực.

Xóa đim đen ô nhim trưc cng trưng

Một trong những điểm sáng về xây dựng Trường học xanh tại TP.HCM phải kể đến Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh) với mô hình “xóa điểm đen ô nhiễm trước cổng trường”. Mô hình được thực hiện từ năm 2018, với 14 bảng thông tin tuyên truyền, mỗi bảng có diện tích 12m2 mang theo một thông điệp riêng tuyên truyền về Chỉ thị 19, về trường học thân thiện, tích cực, gắn dọc tuyến đường vào trường sát rạch Xuyên Tâm.

“Rạch Xuyên Tâm vốn là điểm nóng ô nhiễm suốt nhiều năm trên địa bàn quận. Trước khi chưa gắn các bảng tuyên truyền, con rạch là nơi tập kết rác của người dân nhiều nơi, mùi hôi thối nồng nặc. Đặc biệt là vào mỗi buổi sáng và buổi chiều, mùi rác ngộp vào tận trường. Từ khi hành lang bảng tuyên truyền được dựng lên, diện mạo khuôn viên cổng trường đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Tình trạng xả rác, phóng uế xuống kênh rạch đã không còn. Người dân địa phương thấy khuôn viên sạch đẹp nên có sự đồng hành, lên tiếng nhắc nhở khi có hiện tượng xả rác, cùng với nhà trường chung tay bảo vệ tuyến đường sạch đẹp, xây dựng cảnh quang nhà trường xanh, sạch, đẹp”, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Chỉ về phía cổng trường với hàng cây xanh rợp bóng, thầy Tuấn vui vẻ cho biết thêm, những hình ảnh nhếch nhác, mất vệ sinh cổng trường trước đây giờ đã được thay bằng hình ảnh đầy dễ thương, chỉn chu mỗi buổi chiều khi phụ huynh xếp hàng trật tự đợi học sinh tan học. “Có được thành quả này cũng có sự góp sức của phụ huynh học sinh khi đã hỗ trợ kinh phí để nhà trường thực hiện công trình. Không chỉ làm đẹp mỹ quan, cái được nhất mà công trình mang lại đó là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của phụ huynh, học sinh và cộng đồng”.

Trong nỗ lực xây dựng Trường học xanh, Trường THCS Lê Văn Tám cũng tăng cường tạo các mảng xanh học đường với mô hình vườn cây thuốc nam, công trình Măng non, nâng cao ý thức phân loại rác tại nguồn cho học sinh, hạn chế sử dụng đồ nhựa tại căng tin. Sau mỗi giờ học buổi chiều, từng lớp chia theo tổ tự vệ sinh lớp học, sử dụng hình ảnh trực quan sinh động trong các giờ sinh hoạt đầu tuần để nâng cao ý thức học sinh không xả rác bừa bãi. “Trường học xanh là tổng hòa của nhiều yếu tố, ngoài khuôn viên sạch đẹp thì quan trọng là ý thức của học sinh, phụ huynh để chung tay cùng nhà trường giữ gìn, lan tỏa cảnh quan đó”, thầy Tuấn nhấn mạnh.

Đi phn ng nhanh v Trưng hc xanh

Là cách làm đang được áp dụng tại Trường THCS Dương Văn Thì (Q.Thủ Đức) suốt 2 năm nay. Đội phản ứng nhanh gồm 35 học sinh nòng cốt đến từ 35 đơn vị lớp, có nhiệm vụ hỗ trợ và song hành với các hoạt động của trường hướng tới xây dựng Trường học xanh. “Đội sẽ nhắc nhở, tuyên truyền ý thức của học sinh về bảo vệ môi trường đơn cử như thấy rác thì nhặt, bỏ rác đúng nơi quy định trong các buổi sinh hoạt lớp. Đây được xem như lực lượng tiên phong lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đi xa nhất trong toàn trường”, cô Lê Thị Lệ Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay. Với quan điểm Trường học xanh là “xanh từ trong ý thức”, nhà trường chú trọng hình thành ý thức của học sinh gắn vào từng hoạt động giáo dục như trong môn học, xây dựng thói quen tiết kiệm điện, nước, phân loại rác. “Không phải là những khẩu hiệu hô hào mà mọi hoạt động đều có thành phẩm. Đặc biệt, với công trình tụ điện nở hoa dọc tuyến đường vào trường do Chi đoàn giáo viên thực hiện đã góp phần làm xanh, sạch, đẹp cảnh quan đường phố”.

TRƯNG HC XANH LÀ THAY ĐI NHN THC,
HÀNH VI T
NG NGÀY

Quan điểm của nhiều cán bộ quản lý trường học khi xây dựng Trường học xanh vẫn còn là cố gắng tạo thật nhiều mảng xanh. Trong khi đó, Trường học xanh không chỉ là mảng xanh mà Trường học xanh nghĩa là cả Ban lãnh đạo, thầy cô, học sinh đồng lòng tạo sự thay đổi trong những hành vi hàng ngày, có thể là những việc làm rất nhỏ như phân loại rác, hạn chế sử dụng đồ nhựa bằng bình nước cá nhân, từ đó tác động thay đổi nhận thức của phụ huynh.


Di
n mo khuôn viên trưc cng trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) đã thay đi vi mô hình xóa đim đen cng trưng

Do vậy, xây dựng Trường học xanh là cả một quá trình, đòi hỏi sự lâu dài. Ở các đơn vị triển khai tốt đều có sự đồng lòng và có sự phân công rõ ràng trong đội ngũ, từ đó dần đạt được các tiêu chí về vệ sinh môi trường, giảm rác thải, hạn chế sử dụng nhựa, tạo mảng xanh. Để đạt được các tiêu chí này thì cần có sự tham gia, chung tay của nhiều bên từ nhà trường, học sinh, phụ huynh, mạnh dạn với các giải pháp bảo vệ môi trường.

Bà Ngô Nguyn Ngc Thanh 
(Chi cc phó Chi cc Bo v môi trưng,
S Tài nguyên Môi trưng TP.HCM)

Cũng từ quan điểm đó, dù mới thành lập 2 năm nay song khuôn viên của trường lại được bao quanh bởi nhiều mảng xanh độc đáo với vườn sinh vật, vườn trường. Mỗi lớp tự tạo dựng mảng xanh cho lớp mình bằng công trình nhỏ trước cửa lớp, học sinh đầu cấp được các anh chị lớp trên tặng cây xanh. “Các công trình tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, từng bước nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh về bảo vệ môi trường, giữ gìn Trường học xanh”, cô Tâm bày tỏ.

C thy và trò cùng chung tay

Tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Q.7), mô hình Trường học xanh được cụ thể hóa bằng nhiều hoạt động, với sự chung tay của cả thầy và trò. Trong đó, mô hình vườn trường được “chia đều” cho cả giáo viên và học sinh, mỗi lớp và đội ngũ giáo viên được trao phụ trách chăm sóc, vun trồng một khoảnh vườn. “Thầy và trò sẽ cùng thi đua chăm sóc, rau thu được sẽ bán cho phụ huynh của từng lớp. Khi được trực tiếp vun bón, tưới tắm các em sẽ hiểu hơn về giá trị của sức lao động, biết trân trọng hơn mảng xanh”, cô Trần Thị Lan Hương (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Không những thế, từ năm học trường nhà trường đã thực hiện và duy trì hoạt động 15 phút vì môi trường xanh, sạch đẹp để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Với cách làm này, mỗi buổi sáng từng khối lớp sẽ tuần tự vệ sinh khuôn viên trong và ngoài nhà trường. “Từ ngày đầu tiên thực hiện đến bây giờ, khuôn viên nhà trường đã được cải thiện rất nhiều. Không còn tình trạng học sinh xả rác bừa bãi và nhất là hình thành được cho các em thói quen mắt thấy rác tay nhặt liền, nhận thức bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nhà trường sạch đẹp là việc làm chung”, cô Hương hào hứng.

Theo cô Hương, đối với học sinh tiểu học, Trường học xanh không phải là hướng tới những điều to tát mà đơn giản và thực tế từ chính những việc làm “nhỏ nhặt” gắn với bài học, vui chơi hàng ngày của học sinh, có sự khen thưởng nêu gương kịp thời những việc làm bảo vệ môi trường của các em. “Sâu sắc nhất vẫn là thay đổi nhận thức chính đội ngũ giáo viên bởi với học sinh tiểu học thầy cô có sức ảnh hưởng rất lớn. Nhà trường đã mạnh dạn đưa tiêu chí này vào đánh giá NQ 03”.

Bài, ảnh: Đ Giang Quân

 

Bình luận (0)