Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Điện ảnh Hồng Kông thập niên 90: Dấu ấn không phai

Tạp Chí Giáo Dục

Có th nói, t hơn 30 năm trưc, mt thế h ngưi Vit tng ăn ng và ln lên cùng nhng cun băng, nhng hình nh tài t, giai nhân thuc thế h vàng ca đin nh Hng Kông. Điu thú v là, ngay c thi đim hin ti, nim đam mê y vn còn li vi gii tr Vit. Bng chng là, nhng hình nh, đon clip, các ca khúc, thi trang trong phim Hng Kông xưa tng làm mưa làm gió trong cng đng tr, gi ln lưt đưc chia s chóng mt trên các trang mng xã hi gia lúc xu hưng retro (hoài nim) quay tr v mi ngõ ngách t nhiếp nh phim, phn mm chnh sa trên smartphone… ln âm nhc, đin nh.


“H sơ trinh sát” là series phim kinh đin ca TVB Hng Kông

Mt thi vang bóng

Hồng Kông được xem là thánh địa “điện ảnh” của người Hoa, sản phẩm của họ gần như chiếm lĩnh một thị trường rộng lớn ở các nước châu Á. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều tượng đài nghệ thuật được nhiều người nhớ đến hàng chục năm qua, nhất là khoảng thập niên 80-90, được xem là thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hồng Kông. Theo nhà sử học David Bordwell, đây là thời kỳ Hồng Kông đã sản xuất ra “nền điện ảnh được cho là giàu năng lượng, giàu trí tưởng tượng và được yêu thích nhất thế giới”. Có thể xem đây là một hiện tượng văn hóa và cũng là một hiện tượng kinh tế độc đáo của Hồng Kông. Thật vậy, theo nhiều tài liệu, giai đoạn hoàng kim này của điện ảnh Hồng Kông với tổng doanh thu nội địa 11-12 triệu USD. Không chỉ vậy các tác phẩm điện ảnh của xứ Cảng Thơm còn đủ sức cạnh tranh với các phim Hollywood ở thị trường châu Á và bắt đầu được châu Âu biết đến nhiều hơn. Thậm chí nhiều tờ báo còn mệnh danh điện ảnh Hồng Kông là Hollywood của phương Đông.

Những tên tuổi đạo diễn tài năng góp phần làm nên sự huy hoàng của thời kỳ này phải kể đến Từ Khắc, Hứa An Hòa, Ngô Vũ Sâm, Vương Gia Vệ, Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, với hàng loạt những bộ phim kinh điển làm say ngất lòng người. Đây cũng là thời kỳ được xem là cái nôi sản sinh ra nhiều diễn viên mà cho đến tận bây giờ, mà mỗi khi nhắc đến đều khiến người hâm mộ trở nên xao xuyến. Đó là một đại ca Đặng Quang Vinh lịch lãm, trữ tình; một tay súng thần tốc Đàm Vĩnh Luân trí tuệ vô song; một ca ca Trương Quốc Vinh với đôi mắt đầy tình cảm và u uất; một “Anh hùng bản sắc” (1986) Châu Nhuận Phát đĩnh đạc, phong lưu, khí phách, hay thần bài Cao Tiến trí dũng song toàn; là những trang nam tử của “Tứ đại thiên vương”, “Ngũ hổ tướng” từng làm mưa làm gió trên cả màn ảnh nhỏ và màn ảnh rộng. Khán giả khó mà quên những màn cưỡi mô tô phân khối lớn, bụi trần lãng tử của Lưu Đức Hoa, Quách Phú Thành… đầy hào hùng và diễm lệ phong tình trong chuỗi phim tình cảm xã hội “Thiên nhược hữu tình” 1990, một Trịnh Hào Nam (Trịnh Y Kiện) với mái tóc dài “thần thánh” chính trực, nghĩa khí, trọng tình huynh đệ trong “Người trong giang hồ” (1996), một Châu Tinh Trì hài hước, trí tuệ với nét diễn có duyên của anh khiến khán giả cười nghiêng ngửa…


Tác gi bên tưng sáp ngôi sao Hng Kông Lưu Đc Hòa ti Hng Kông

Thời kỳ huy hoàng này thật thiếu sót nếu như bỏ qua các “siêu anh hùng” phiên bản người trần mắt thịt: một Lý Tiểu Long gợi nhớ về những màn đấu võ tinh anh, mãn nhãn người xem; một Lý Liên Kiệt oai hùng với những trận thiếu lâm sinh tử; một Thành Long, Hồng Kim Bảo, Nguyên Bưu… hài hước với những pha hành động đẹp mắt; một Chung Tử Đơn thực chiến, dứt khoát, mạnh mẽ; một đả nữ Lương Tranh, Dương Tử Quỳnh… hiếm hoi thời kỳ vang bóng của võ thuật Hồng Kông.

Du n không phai

Hin nay, tuy v thế đinh Hng Kông không còn phong đ như trưc, phn vì không gi đưc các ngôi sao quá tiếng tăm, phn vì b th trưng phim nh Trung Quc, Hàn Quc và các quc gia khác “bóp nght”. Song đâu đó, khán gi 7X, 8X không th quên nhng ký c mà thế h vàng đinh Hng Kông đã đ li. Đó tht s là mt dn ca thi đi.

Theo thống kê, tính riêng năm 1993, điện ảnh Hồng Kông lập kỷ lục sản xuất 238 bộ phim. Những năm 90 cũng là thời kỳ văn hóa Hồng Kông ngập tràn khắp mọi ngõ ngách, thậm chí vật phẩm Hồng Kông còn được bày bán ở các ki-ốt quà tặng, nhà sách, hình ảnh các minh tinh Hồng Kông được in ấn, trên các tờ lịch bày bán khắp nơi. Thế hệ 80 người Việt cũng thường mua hình ảnh những thần tượng diễn viên Hồng Kông của mình treo trên vách nhà để trang trí, chiêm ngưỡng.

Những người sành phim, cho rằng để nhập môn điện ảnh Hồng Kông, lựa chọn thập niên hoàng kim 90 là thượng sách. Bởi cũng trong giai đoạn phát triển vũ bão này đã xuất hiện nhân tài thật sự làm thay đổi bộ mặt điện ảnh Hồng Kông vốn đầy những nội dung đơn giản và u tối trước đây. Những sự kiện của thập niên này không chỉ mang tính cách mạng văn hóa, mà còn mang dấu ấn thời đại. Thật vậy, có thể gọi thập niên 90 là kỷ nguyên mới của điện ảnh Hồng Kông, với tất cả nhuệ khí và nhiệt huyết của các đạo diễn dường như được bày biện nguy nga, lộng lẫy. Nét tài hoa của các đạo diễn như Vương Gia Vệ, Trần Khải Ca… đã dần xóa nhòa quan niệm phim xã hội đen thì không thể lãng mạn, như  phim “Trùng Khánh Sâm Lâm” (1994), “Đọa lạc thiên sứ” (1996). Đặc biệt, các đạo diễn sử dụng máy quay góc rộng cho các phim tâm lý xã hội, thay vì trước đó nhiều đạo diễn chỉ dùng nó cho những đại cảnh hành động, tạo thành những hình ảnh đẹp vừa lãng mạn vừa oai hùng. Đặc sắc hơn, đó là việc khai thác vào nội dung phim với cấu trúc đa chiều, có sự kết nối giữa thực tại và quá khứ, đồng thời mang đến nhiều câu thoại để đời, khiến cho dòng phim này trở thành kinh điển của điện ảnh Hồng Kông. Những ảnh đế – ảnh hậu như Lương Triều Vỹ, Lưu Gia Linh, Trương Mạn Ngọc, Trương Quốc Vinh, Lưu Đức Hoa, Lê Minh… đều góp công sức, biến những bộ phim ở thời kỳ này trở thành bộ phim quan trọng nhất những năm 90. Theo nhà nghiên cứu điện ảnh Sầm Kiện Luân, phim Hồng Kông lúc bấy giờ sở dĩ có được thị trường rộng lớn và nhiều người ưa thích chính là nhờ ở đề tài phim phong phú và đa dạng, chủ yếu là phim hành động võ thuật, phim hài, phim kiếm hiệp, phim về những nhân vật kỳ tài với những nét diễn thần thái, có chiều sâu nội tâm của các minh tinh thời bấy giờ.  Không những thế, thập niên 90, Hồng Kông song hành bước vào chương đẹp nhất của thời trang và điện ảnh. Xứ Cảng Thơm tiếp nhận tinh hoa hiện đại của phương Tây, kết hợp với vẻ đẹp Trung Hoa truyền thống, khiến cho thời trang lúc bấy giờ vừa có nét đằm thắm, nhẹ nhàng vừa phóng khoáng, tự do.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)