Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Diễn đàn Đổi mới phương pháp dạy học “Làm sao tránh đọc – Chép?”: Cần dạy cho học sinh sự tư duy sáng tạo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

GV cần bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh ngay từ bậc tiểu học. Trong ảnh là một tiết học theo phương pháp đổi mới ở Trường Tiểu học Bông Sao (Q.8). Ảnh: P.N.Q

Hiện nay, ngành giáo dục đòi hỏi phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại. Nhưng, sáng tạo là gì? Tư duy sáng tạo là gì? Dạy cho học sinh về tư duy sáng tạo là dạy những nội dung gì?
Điều quan trọng hơn nữa là dạy như thế nào để thật sự bồi dưỡng và nâng cao được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh chúng ta?
 Việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo hiện nay thường gắn liền với một phương pháp nhận thức mới là phương pháp giải quyết vấn đề. Quá nhiều vấn đề khó khăn trong chương trình học và thi cử đối với trẻ vốn là những học sinh tiểu học vô tư,hồn nhiên. Trẻ không thể giải quyết hết được nên không thể có kết quả học tập tốt được. Giáo viên thường chỉ quan tâm đến kết quả học tập của học sinh nên chấp nhận cả việc đọc cho các em chép ý tưởng để hoàn thành bài tập. Đồng thời nhiều người quan niệm học là chỉ để có kiến thức, cố tình quên đi rèn luyện nhân cách, rèn luyện kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho nên mới coi việc thi là mục tiêu cao nhất.
Việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo hiện nay thường gắn liền với một phương pháp nhận thức mới là phương pháp giải quyết vấn đề. Yếu tố cốt lõi của phương pháp giải quyết vấn đề là tư duy sáng tạo, sáng tạo trong việc xác định các mục tiêu của vấn đề, tạo các ý tưởng bằng các thao tác trí tuệ như tưởng tượng, phỏng đoán, so sánh với các ẩn dụ. Từ nhiều năm gần đây, rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và sử dụng rộng rãi phương pháp giải quyết vấn đề đã được phổ biến rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hoạt động.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục, vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong tổ chức và quản lý giáo dục, trong việc cải thiện nội dung và phương pháp dạy học, thậm chí đến việc đổi mới chương trình học của một số bộ môn khoa học.
 Tôi nghĩ rằng cần đưa nội dung tư duy sáng tạo và phương pháp giải quyết vấn đề vào chương trình dạy học ở nhà trường một cách cụ thể hơn. Năng lực tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề cũng cần được đưa vào như một nội dung của cuộc cải cách giáo dục hiện nay ở nước ta.
 Dạy như thế nào để thật sự bồi dưỡng và nâng cao được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh chúng ta? Học sinh tiểu học vô tư,hồn nhiên thật thà và ngay thẳng nên thầy cô giáo phải gợi mở, dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, giúp HS so sánh,tưởng tượng, phỏng đoán để hoàn thành bài tập.
Ví dụ bài tập:
Dựa theo bức tranh kể câu chuyện Ba lưỡi rìuthì để kể được câu chuyện HS phải trả lời các câu hỏi gợi mở sau:
1. Tranh vẽ cảnh gì? Ở đâu? Thời gian nào? Những người trong tranh là ai, điều gì đang diễn ra?
2. Điều gì đã xảy ra trước đó và điều gì dẫn đến hoàn cảnh này? (tưởng tượng)
3. Những người trong tranh đang nghĩ gì và mong muốn gì? (phỏng đoán)
4. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo, người trong tranh sẽ làm gì? (phỏng đoán)
 Vậy đổi mới cách dạy là đổi cái gì? Là thay cách dạy “thầy đọc câu chuyện, trò nghe và chép câu chuyện” bằng cách kích thích hoạt động của học sinh, học sinh thảo luận các câu hỏi để có thể tìm ra câu trả lời và kể được câu chuyện hoặc các em cùng nhóm sắm vai để kể câu chuyện.
Lê Thị Liên
(GV Trường TH Dương Minh Châu, Q.10)
LTS: Từ khi diễn đàn “Làm sao tránh đọc – chép?” mở ra, tòa soạn nhận được nhiều ý kiến chia sẻ của các thầy cô giáo. Tuy nhiên, đa số các ý kiến đều phân tích hiện trạng dạy học “đọc – chép” ở bậc THCS và THPT chứ chưa đề cập đến hiện trạng dạy học ở bậc tiểu học. Tòa soạn xin giới thiệu bài viết của cô Lê Thị Liên, GV Trường TH Dương Minh Châu (Q.10) với nội dung “Làm sao tránh đọc – chép ở bậc tiểu học?”.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)