Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Diễn đàn: Giáo viên làm gì để có tiết dạy thành công?: Định hướng cụ thể, phương pháp sinh động

Tạp Chí Giáo Dục

Mỗi bài học đều có những vấn đề khác nhau, do đó giáo viên phải có những định hướng cụ thể để giúp HS nắm vững kiến thức. Ảnh: N.Q

Trong tiến trình dạy học, mỗi giáo viên (GV) thường có các phương pháp, cách thức truyền tải kiến thức bài học khác nhau. Nhưng dù các bước đó được tiến hành như thế nào thì mục tiêu của bài học là giúp học sinh (HS) hiểu nội dung trọng tâm, áp dụng vào thực tế…

Xác định nội dung trọng tâm
Mỗi bài học có nội dung kiến thức khác nhau, bao gồm các mục cụ thể, các đơn vị kiến thức nhỏ khác nhau… Nhưng trong những mục nhỏ đó, trong các đơn vị kiến thức đó sẽ làm nổi bật nội dung trọng tâm. Việc xác định nội dung trọng tâm là phương pháp, cách thức đơn giản nhất nhưng cũng hiệu quả nhất làm nổi bật nội dung bài học. Có đơn vị kiến thức chỉ cần lướt qua, có mục đọc nhanh, có mục vận dụng, có mục cần liên hệ thực tế, có mục phải áp dụng và nêu ví dụ, nêu gương. Có mục cần có tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, số liệu thực tế, cụ thể. Có bài cần có phim ảnh làm sinh động hiệu quả bài dạy. Có bài cần tham quan thực tế, thảo luận và cho HS làm bài thu hoạch, phát biểu… Từ đó sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, đa dạng hóa các phương pháp giúp bài học không khô khan, nhàm chán mà tạo tính hứng thú, gợi mở.
Vì vậy, bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng nhưng rất hiệu quả và thực tế. Ví dụ, khi giảng về vấn đề “Ô nhiễm môi trường”, GV nên cho HS làm việc nhóm: sưu tầm hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường, những hành động của con người (đặc biệt của HS-SV) trong việc bảo vệ môi trường… qua đó sẽ giúp HS nhận thức đúng hơn nội dung bài học và quan trọng là HS sẽ trực tiếp làm và thực hiện tốt vấn đề đó trong cuộc sống.
Khơi gợi tính năng động, sáng tạo ở mỗi HS
Một tiết học, bài học tốt thì thầy và trò phải cùng nhau làm việc, người thầy là người “giao việc”, là người dẫn dắt và khơi gợi, giúp HS tự tìm tòi và phát hiện, giải quyết vần đề. Trên hành trình ấy người thầy sẽ giám sát và sau đó sẽ kết lại vấn đề. Chính như thế hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Chính sự năng động của HS sẽ làm cho tiết học trở nên sôi nổi, hào hứng nhưng nội dung bài học vẫn được truyền tải tốt. Sự sáng tạo của HS trong việc làm việc nhóm, trong việc thuyết trình, trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề đó. Do đó HS sẽ nói nhiều hơn, tư duy nhiều hơn và làm việc nhiều hơn. Tính sáng tạo ở đây còn giúp HS ứng dụng nội dung và các đơn vị kiến thức trong bài học ra ngoài cuộc sống và học tập của chúng. Nên nhớ một nội dung, mỗi bài học thường có những vấn đề khác nhau. Có khi là một khối thống nhất, có mối quan hệ khăng khít và làm tiền đề, nền tảng cho nhau.
Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp tạo sự tư duy cho HS thông qua “Bản đồ tư duy” (BĐTD) như sau: Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với sự gợi ý của GV. Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học. Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Hiệu quả giáo dục chính là thước đo hiệu quả của tiết học thành công. Xác định nội dung bài học cũng như hiểu năng lực và khơi gợi tính năng động, sáng tạo của HS sẽ giúp GV truyền tải kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhưng không có một “phương pháp giáo dục chung chung, cụ thể mà có nhiều phương pháp khác nhau”.
Nguyễn Tuấn Anh
(GV Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, TP. HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)