Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Điền kinh dẫn lối cho tương lai

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Th thao là ngun cm hng ln ca cuc sng và tôi đã hc đưc rt nhiu t mi gii đu mà mình tham gia. Th thách và khó khăn đã tr thành ngưi bn thân thiết ca tôi. Nh đó, tôi đã vưt qua mi mc cm, trưng thành và phát trin. Tôi tin rng, nhng giá tr mà th thao mang li s tiếp tc dn đưng cho tương lai ca tôi.


N vn đng viên đin kinh khuyết tt Nguyn Th Hi đng trên bc vinh danh ti ASEAN Para Games ln 12

Đó là những tâm tình của nữ vận động viên điền kinh khuyết tật Nguyễn Thị Hải (sinh năm 1985, ngụ TP.HCM) sau khi giành 3 huy chương vàng tại Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) lần thứ 12 năm 2023 vừa qua. Với nhiều thành tích đã đạt được, Nguyễn Thị Hải đã khẳng định được bản thân, góp phần đưa thể thao người khuyết tật của TP.HCM ngày càng phát triển.

S hu nhiu thành tích

Lúc 2 tuổi, chị Hải mắc một cơn sốt bại liệt từ đó chân phải của chị bị teo cơ hoàn toàn, không thể đi lại như người bình thường. Dù còn nhỏ nhưng chị Hải luôn cảm thấy mặc cảm vì đi đứng khập khiễng không như bạn bè cùng trang lứa. Cũng không ít lần, chị bị trêu chọc ảnh hưởng đến tinh thần. “Lúc nào tôi cũng mặc quần dài, mang giày để che kín chân. Tôi thấy rất xấu hổ vì đôi chân của mình. Có thời điểm tôi ở miết trong nhà, không muốn nói chuyện với bất cứ ai dù đó là người trong gia đình”, chị Hải nhớ lại.

Để con mạnh dạn, tự tin bước vào đời, gia đình đã gửi chị Hải vào một mái ấm ở Q.Bình Thạnh nhờ các sơ nuôi dạy. Tại đây, chị Hải biết đến CLB Khuyết tật TP.HCM và được giới thiệu vào CLB Thể thao người khuyết tật. “Lúc đó, tôi nghĩ mình có vào đây cũng chỉ cho vui thôi chứ khuyết tật làm sao chơi thể thao được. Sau đó tôi được giới thiệu đến Sân vận động Thống Nhất gặp thầy Đặng Minh Phúc (huấn luyện viên). Tôi đã bày tỏ suy nghĩ của mình với thầy và được thầy cho tập thử một số môn thể thao. Thầy nhìn thấy tôi có tố chất và khả năng với điền kinh từ đó thầy nhận huấn luyện cho tôi đến bây giờ”, chị Hải chia sẻ.

Với người lành lặn, tập luyện điền kinh đã khó, người bị teo cơ một chân như chị Hải lại càng khó khăn rất nhiều. “Khó khăn nhất là điều kiện đi lại. Lúc đó hoàn cảnh khó khăn không có kinh phí đi xe nên tôi phải mượn xe đạp đạp từ Q.Bình Thạnh đến Sân vận động Thống Nhất (Q.10). Mỗi lần đạp xe tới nơi, người ướt đẫm mồ hôi, đôi chân mỏi, nhức kinh khủng. Tới nơi còn phải tập luyện rồi sau đó lại đạp xe trở về. Có những lúc tôi muốn bỏ cuộc vì đuối sức. Nhưng mọi người đã động viên tôi rất nhiều. Bản thân tôi nghĩ mình đã khuyết tật lại không có nghề nghiệp, chỉ có trở thành vận động viên mình mới có thể khẳng định được bản thân. Thế là tôi lại tiếp tục vượt qua”, chị Hải tâm sự.

Ấn tượng lớn nhất trong cuộc đời chị Hải là lần đầu tiên chị vinh dự được chọn đi thi điền kinh ASEAN Para Games năm 2005 tại Philippines. Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, cô gái khuyết tật đã giành 3 huy chương vàng. “Lần đầu tiên được đứng trên bục hát Quốc ca trong một trận đấu lớn ở nước ngoài và giành thành tích cao tôi đã bật khóc vì không nghĩ mình đã khuyết tật nhưng có ngày có thể mang vinh quang về cho nước nhà”, chị Hải xúc động mỗi khi nhắc lại.


V chng cùng hai con ca ch Nguyn Th Hi ti bui hp mt tuyên dương vn đng viên đt thành tích ti ASEAN

Trải qua 20 năm gắn bó với điền kinh, chị Hải đã sở hữu hàng trăm huy chương trong nước và quốc tế, trong đó nhiều nhất là huy chương vàng. Ngoài ra, chị còn được trao tặng 5 Huân chương Lao động hạng ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ…

Xây dng t m mơ ưc

Không chỉ thành công trong sự nghiệp thể thao, chị Hải còn được mọi người ngưỡng mộ vì có gia đình nhỏ hạnh phúc với người chồng và hai đứa con nhỏ (1 gái, 1 trai) khỏe mạnh. Anh là vận động viên điền kinh khuyết tật Cao Ngọc Hùng – người đầu tiên giành huy chương vàng môn điền kinh tại Giải thể thao dành cho người khuyết tật. Anh Hùng có gương mặt ưa nhìn nhưng cùng chung cảnh ngộ với chị Hải là khuyết tật ở chân vì cơn sốt bại liệt lúc nhỏ. Vợ bị chân phải còn anh bị chân trái. Cuộc đời đã sắp đặt giúp anh và vợ trở thành mảnh ghép hoàn hảo.

n tưng ln nht trong cuc đi ch Hi là ln đu tiên ch vinh d đưc chn đi thi đin kinh ASEAN Para Games năm 2005 ti Philippines. Vưt qua nhiu đi th nng ký, cô gái khuyết tt đã giành 3 huy chương vàng.

Anh Hùng cho biết, anh tham gia thể thao từ năm 2003 đến năm 2004 biết chị Hải và cả hai trở thành bạn bè. Đến năm 2014, anh và vợ mới nên duyên vợ chồng. “Tôi và vợ cùng chung hoàn cảnh nên rất đồng cảm với nhau. Vợ tôi dù khiếm khuyết nhưng lúc nào cũng nỗ lực vươn lên. Mọi thứ vợ đều tự lập không phụ thuộc vào ai nên đó là điều mà tôi vô cùng ngưỡng mộ vợ mình”, anh Hùng chia sẻ.

Không lành lặn, khi lập gia đình hai vợ chồng anh Hùng và chị Hải gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thời điểm hai đứa con của anh chị lần lượt ra đời. “Chúng tôi phải vừa tập luyện để nâng cao kỹ năng thi đấu vừa sắp xếp để trông con. Có nhiều đợt thi đấu hai vợ chồng đi cùng nhau nên nhờ ông bà nội, ngoại, cả người thân, bạn bè trông con giúp. Nhờ vậy mà hai vợ chồng mới có thể lập thành tích mang vinh quang về cho nước nhà”, anh Hùng nói.

Nhờ trở thành vận động viên điền kinh có tên tuổi nên cuộc sống của hai vợ chồng anh Hùng và chị Hải khá ổn định vì mỗi lần có huy chương anh chị đều được nhận thưởng một số tiền kha khá để lo cho gia đình. Nhìn lại chặng đường đã qua, anh Hùng chia sẻ: “Người may mắn sinh ra được lành lặn còn vợ chồng mình khiếm khuyết nên phải cố gắng để hoàn thiện bản thân từng ngày. Hai vợ chồng luôn động viên nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc, con cái được ăn mặc đủ đầy, học hành đến nơi đến chốn để sau này lo được cho bản thân. Đồng thời, chúng tôi sẽ không ngừng cố gắng và làm việc hết mình để truyền cảm hứng cho thế hệ sau và kiên trì theo đuổi ước mơ của mình”.

Kiu Khánh

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)