Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Điện tăng giá, tăng cường tiết kiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Cui năm 2017 trong lúc giá các mt hàng đang n đnh thì giá xăng tăng trong tháng 11 và sang tháng 12 giá đin cũng tăng k t ngày 1 tháng 12. Vic tăng giá đin đang có nh hưng đến cuc sng sinh hot ca ngưi dân và nht là các h kinh doanh có liên quan đến s dng đin.

Công ty Đin lc Gò Vp hưng dn ngưi dân s dng tiết kim đin

Ni lo đóng tin đin

Hàng tháng ngoài tiền nước, vợ chồng anh Phú ở P.Linh Đông, Q.Thủ Đức mỗi tháng chỉ đóng 3 trăm ngàn đồng tiền điện. Theo lời kể của người đàn ông 40 tuổi, do đi làm cả ngày nên sau 18 giờ chiều vợ chồng anh mới dùng đến điện: “Trong nhà ngoài chiếc tủ lạnh nhỏ, gia đình chỉ có chiếc ti-vi, máy giặt, 2 chiếc quạt điện, máy lạnh cũng ít khi mở nên cũng không hao điện bao nhiêu”. Thế nhưng sau khi đọc báo nghe thông tin giá điện tăng từ ngày 1 tháng 12 nên vợ chồng anh đang lo đóng thêm một khoản tiền nữa cho chi phí hàng tháng: “Sau khi giá xăng tăng, bây giờ lại đến giá điện trong lúc lương bổng của 2 vợ chồng em vẫn như cũ thì chắc chắn tiêu pha sẽ tốn kém hơn”. Đó cũng là nỗi lo của ông Tư Khuyên – chủ một hãng nước đá ở chợ Gò Vấp khi nghe tin giá điện bắt đầu tăng từ tháng 12 năm nay. Mặc dù chưa có hóa đơn thu tiền điện nhưng giá một cây nước đá mà hãng ông bỏ mối cho các tiệm café cũng bắt đầu nhích lên 5 ngàn đồng để tránh thâm hụt vốn. Ông Tư phân trần: “Tôi cũng đọc nhiều tin nghe nói giá điện tăng nhưng không ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng khác và không có chuyện lạm phát, điều này có vẻ không đúng với thực tế”. Theo ông Tư, sau khi giá xăng tăng trong tháng 11 thì các mặt hàng ngoài chợ đúng là không tăng giá bao nhiêu nhưng do liên quan đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì chắc chắn giá điện tăng thì giá các mặt hàng khác cũng sẽ tăng. Đó cũng là lập luận của chị Hòa – chủ tiệm bán nước trên đường Ký Con, Q.Phú Nhuận vì giá điện tăng thì sẽ liên đới đến chi phí sản xuất ra nước đá, đèn thắp sáng và các dịch vụ khác liên quan đến điện.

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành giá bán lẻ điện năm 2017, ngày 30-11-2017, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 4495 quy định về giá bán điện. Trong đó quy định chi tiết về giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng sử dụng điện và các đơn vị bán lẻ điện. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điều chỉnh giá điện được áp dụng từ ngày 1 tháng 12 năm 2017.

Tăng cưng tiết kim đin

TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế khẳng định, tăng giá điện thời điểm này là phù hợp bởi gần 3 năm qua, giá điện không tăng, trong khi đó giá đầu vào như than, dầu, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh. Việc tăng giá điện nhằm bù đắp với việc tăng giá đầu vào là hợp lý, mức này chỉ tương đương với lạm phát. Theo TS. Phong, thực tế việc tăng giá điện mức 6,08%, cộng thêm với 10% của VAT có thể sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng, mức lạm phát từ nay đến Tết Nguyên Đán tăng lên. Tuy nhiên, mức độ lạm phát hiện được đánh giá cả năm 4%, các chỉ số giá tiêu dùng hiện được ổn định. Lần gần nhất tăng giá điện là từ tháng 3-2015, tức là cũng đã gần 3 năm. Trong 3 năm đó, năm 2015 lạm phát 0,6%, năm 2016 là 4,74%, năm 2017 dự kiến là 4%. Như vậy, tính toán nhanh cho thấy giá điện tăng thấp hơn tốc độ tăng giá trung bình của các mặt hàng khác trong nền kinh tế. Đây chính là lý do giá điện không thể đứng yên một chỗ như trước được.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc chọn tháng 12 để tăng giá là vì mục tiêu lạm phát 4% có thể tác động nhất định đến những doanh nghiệp đang sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết của người dân. Tuy nhiên, phương án tăng giá điện có thể đã được tính toán từ đầu năm. Chính phủ chọn thời điểm này để tăng giá điện khi mà mục tiêu lạm phát dưới 4% đã có trong thực tế.

Đây cũng là lý do ngay từ đầu tháng 8, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp cá nhân, gia đình tăng cường tiết kiệm điện, đưa nội dung tiết kiệm điện vào đánh giá thi đua hàng năm. Khuyến khích sử dụng các loại thiết bị điện có hiệu suất cao và được dán nhãn năng lượng; khuyến khích sử dụng các giải pháp tiết kiệm điện như tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện, tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng, chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi cần thiết, cài đặt chế độ làm mát từ 25 độ C trở lên hoặc đặt chế độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ bên ngoài chỉ từ 3-5 độ C… Đối với các doanh nghiệp sản xuất, khuyến khích sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời…; sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để sử dụng vào giờ cao điểm. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp không thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện, công bố công khai thông tin về tình hình sử dụng điện đối với các cơ quan công sở.

Bài, nh: Nguyn Hoàng Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)