Còn chưa đầy một tuần nữa để thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học. Thí sinh sẽ thay đổi bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh từ ngày 15/7 – 23/7. Hiện nhiều thí sinh vẫn đang trong tình trạng lưỡng lự khi tham gia điều chỉnh nguyện vọng.
Trước cơ hội duy nhất này, căn cứ vào kết quả thi, thí sinh cần nắm rõ cũng như cân nhắc kỹ càng để đưa ra quyết định cuối cùng một cách chính xác và kịp thời nhất. Cánh cửa đại học chắc chắn sẽ rộng mở với những thí sinh có “chiến lược” thay đổi thông minh, hợp lý.
Điều chỉnh nguyện vọng, tránh chạy theo số đông
Trước việc có nhiều thí sinh và phụ huynh sẽ điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi, lãnh đạo các trường ĐH cho rằng, thí sinh nên bình tĩnh, cân nhắc kỹ, không chạy theo tâm lý đám đông.
Theo lưu ý của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT – Bùi Văn Ga: “Các em thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất, nếu các em điều chỉnh xong rồi thì không điều chỉnh lại. Cho nên quyết định điều chỉnh là vô cùng quan trọng, các em phải cân nhắc kỹ.”
Đồng quan điểm trên, ông Phạm Doãn Nguyên – Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh – Truyền thông trường Đại học Kinh tế -Tài chính Tp.HCM cũng chia sẻ: “Năm nay cơ hội trúng truyển của thí sinh rất lớn vì các bạn có đến "n" nguyện vọng, không đạt NV1 sẽ chuyển xuống NV2 và tương tự cho đến hết nguyện vọng nên thí sinh hãy yên tâm, bình tĩnh về khả năng đậu đại học, không nên chạy theo tâm lý đám đông”.
Theo quy định, thí sinh chỉ được sử dụng một trong hai phương thức để thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển: bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.Thời gian điều chỉnh từ ngày 15/7 đến 23/7.
Thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần sau khi biết điểm thi THPT quốc gia
Không điều chỉnh nguyện vọng vì muốn “chắc suất” đại học
Theo thông tin trong những ngày đầu điều chỉnh nguyện vọng, đa số thí sinh vẫn còn khá cân nhắc vì điều chỉnh nguyện vọng như một cuộc chơi đầy tính mạo hiểm, đặc biệt là đối với những thí sinh đạt mức điểm cao hơn sàn 1-2 điểm và đến ngưỡng 20 điểm đổ lại.
Với bạn Hà Gia Bảo đến từ Gia Lai chia sẻ: “Em thi đạt trên điểm sàn, nguyện vọng 1 em đăng ký vào UEF, ngành Quản trị kinh doanh. Trước đó em đã nắm rõ về môi trường học tập, thế mạnh của trường và cơ hội việc làm khi tốt nghiệp nên em vẫn giữ nguyên NV1 này cũng như không tham gia trong đợt điều chỉnh nguyện vọng”
Cùng quan điểm với bạn Bảo, Ban tư vấn tuyển sinh của trường cũng đã có cuộc khảo sát sơ bộ những thí sinh đã tham gia đăng ký xét tuyển vào trường, rất nhiều bạn vẫn lưu giữ NV1 vào UEF vì các bạn không muốn mạo hiểm cho tương lai của mình cũng như đảm bảo cho mình một cơ hội vào đại học an toàn nhất, theo các bạn điều chỉnh nguyện vọng quá mạo hiểm.
Lý do thí sinh vẫn giữ nguyện vọng tại UEF
Có thể nói, hiện UEF là một trong những trường đại học tính đến thời điểm hiện tại ít dao động về con số nguyện vọng vì những lý do nhất định như chương trình đào tạo song ngữ ưu việt, được học tập trong môi trường quốc tế, hoàn thiện kỹ năng, đảm bảo cơ hội việc làm tốt….Đó chính là những lý do Nhà trường đã “giữ chân” được thí sinh của mình.
Với quá trình học 3,5 năm, các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập.
Ngay khi nhập học, sinh viên được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào, sinh viên chưa đạt yêu cầu được UEF hỗ trợ khóa học “Anh văn dự bị” củng cố kiến thức hoàn toàn miễn phí, sang các năm tiếp theo, sinh viên sẽ học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh. Tốt nghiệp, sinh viên đạt trình độ tối thiểu từ IELTS 5.5 trở lên, thành thạo trong giao tiếp và làm việc.
Chương trình đào tạo song ngữ ưu việt là một trong những điểm “hút” thí sinh của UEF
Đặc biệt, với khả năng tiếng Anh lưu loát và chuyên môn giỏi, sinh viên có thể theo học chương trình quốc tế ngay tại UEF hoặc chuyển tiếp sang học tại các trường đại học uy tín hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan…
Chương trình đảm bảo 100% sinh viên hoàn thành khóa học có năng lực tốt, tự tin tiếp cận nghề nghiệp và khởi nghiệp trong môi trường quốc tế. Hiện sinh viên UEF tốt nghiệp và đang giữ những vị trí công việc từ chuyên viên đến quản lý, giám đốc tại các công ty, ngân hàng thương mại, tập đoàn kinh doanh đa quốc gia hàng đầu như Aone, Big 4, ANZ, HSBC, Đông Á,…
Bên cạnh đó, theo thống kê điểm đầu vào hàng năm của trường cũng không quá “gắt” nên thí sinh vẫn có sự an tâm nhất định khi đã đăng ký nguyện vọng vào trường, đó cũng là nguyên nhân mà các thí sinh vẫn giữ lại nguyện vọng vào UEF.
Nguyên Minh
Bình luận (0)