Trường ĐH Giao thông Vận tải là trường thuộc hàng “top” trong nước về đào tạo lĩnh vực Giao thông – Vận tải; với đội ngũ thầy cô giáo là các Giáo sư, Tiến sỹ đầu ngành; chương trình đào tạo tiên tiến; trang thiết bị hiện đại; là trường đại học đạt chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh (mã tuyển sinh GSA) là trường công lập, tuyển sinh trên phạm vi cả nước, chỉ tiêu xét tuyển 1.500 sinh viên.
Khuôn viên Trường
Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh tự hào là đơn vị đã đào tạo ra hàng vạn kỹ sư, cử nhân trình độ cao, phục vụ cho nhu cầu phát triển của khu vực phía Nam và đất nước; nhiều thế hệ sinh viên tốt nghiệp từ Trường đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong lĩnh vực Giao thông – Vận tải của cả nước. Hầu hết các công trình tiêu biểu của đất nước như cầu Cần Thơ, cầu Sài Gòn, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Dầu Dây, Quốc lộ 1A, hầm Thủ Thiêm, bến xe Miền Đông, các tuyến Metro, Khu đô thị Thủ Thiêm… đều có sự tham gia thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, đánh giá chất lượng của giảng viên, kỹ sư, sinh viên Nhà trường.
Chính vì vậy, nhiều thế hệ học sinh đã chọn Phân hiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải tại Tp. Hồ Chí Minh là nơi để học tập, nghiên cứu, nuôi dưỡng ước mơ để chọn cho mình con đường lập nghiệp. Điều đó càng có thêm cơ sở để Nhà trường luôn phát triển, tuyển sinh được những học sinh có tố chất tốt để đào tạo.
Tiếp nối thành công trong công tác tuyển sinh đại học chính quy những năm qua, năm 2020 Nhà trường vẫn giữ các ngành đào tạo truyền thống. Ngoài ra, Nhà trường đang chú trọng và mở rộng các ngành mà nhu cầu xã hội đang rất cần.
Năm 2020, với việc xét tuyển kết quả thi THPT cho 18 ngành, với các tổ hợp xét tuyển A00, A01, D01, D07, C01. Kết quả đăng ký bước đầu từ ngày 15/06 đến 30/06 đã có nhiều thí sinh lựa chọn cho mình những ngành mong ước. Với xu thế của xã hội, trong thời kỳ công nghiệp 4.0, bùng nổ thông tin, tối ưu hoá việc sản xuất sản phẩm … Nhiều thí sinh đã chọn hợp lý các ngành, chuyên ngành như Cơ khí ô tô, Cơ điện tử, Logistics, Giao thông thông minh (ITS), Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh.
Tuy nhiên, tiếp tục quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều công trình hạ tầng của đất nước đang được xây dựng như hệ thống đường cao tốc, quốc lộ, hệ thống sân bay, cảng biển, đường sắt đô thị… Nhu cầu nguồn nhân lực và cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường theo học các ngành xây dựng là rất lớn, hầu hết sinh viên ra trường đều có việc làm ngay.
Với quy chế xét tuyển Đại học năm 2020, từ ngày 19/09 đến 27/09 các thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng để xét tuyển và không giới hạn số lượng nguyện vọng. Do đó, với những ngành các em đã có sự lựa chọn hợp lý thì nên giữ nguyên và tự tin xét tuyển. Đồng thời, vẫn còn nhiều cơ hội để các thí sinh có thể xét tuyển vào các ngành “HOT” như: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (7580205); Kinh tế xây dựng (7580301); Kỹ thuật điện tử – viễn thông (7520207), Kiến trúc (7580101), Kinh tế vận tải – chuyên ngành: Kinh tế Vận tải Du lịch (7840104), Kế toán (7340301).
Quý phụ huynh và thí sinh có thể tìm hiểu thêm các thông tin về tuyển sinh:
Trên website: tuyensinh@utc2.edu.vn
Điện thoại: (028) 38962819
Email: tuyensinh@utc2.edu.vn
Facebook: Trang tư vấn tuyển sinh
Bình luận (0)