Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Điều không tưởng: Mặt trời là nguồn cung cấp nước cho Trái đất?

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà nghiên cứu cho rằng gió Mặt trời tạo ra hơi nước trên các tiểu hành tinh. Khi va chạm với Trái đất, chúng cung cấp một lượng nước lớn.
Nguồn gốc của nước trên Trái đất là gì? Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện ra rằng, Mặt trời thực sự là một trong những nguồn có khả năng nhất tạo ra nước duy trì sự sống. Một phần nước sẽ được tạo ra bởi Gió Mặt trời và do các tiểu hành tinh mang đến khi chúng va chạm với Trái đất.
Một phần nước sẽ được tạo ra bởi Gió Mặt trời.
Một phần nước sẽ được tạo ra bởi Gió Mặt trời.
Trái đất là một trong những hành tinh đá của Hệ Mặt trời. Đây là hành tinh duy nhất chứa nhiều nước, bao phủ khoảng 72% bề mặt của nó, tương đương khoảng 366 triệu km vuông.
Theo ước tính mới nhất, tổng khối lượng nước trên hành tinh của chúng ta khoảng 1.400 triệu km khối, để đánh giá tính khổng lồ của nước trên hành tinh này, các nhà khoa học đã làm phép so sánh lượng nước tồn tại tương đương với một khối lập phương có cạnh 1.000 km.
Cách đây khoảng 4,6 tỷ năm, thời điểm Trái đất được hình thành chỉ là một hành tinh rất nóng và liên tục bị bắn phá bởi các thiên thạch khổng lồ, mang theo nước ở trạng thái hơi.
Khi trận mưa sao băng này kết thúc cách đây 3,9 tỷ năm, vỏ Trái đất nguội đi và nước ngưng tụ lại trở thành chất lỏng. Những cơn mưa xối xả làm ngập hành tinh của chúng ta.
 Hình ảnh minh họa các tiểu hành tinh va chạm với Trái đất mang theo nước.
 Hình ảnh minh họa các tiểu hành tinh va chạm với Trái đất mang theo nước.
Nhiều nhà khoa học chắc chắn rằng, một phần nước hiện có trên Trái đất là hậu quả của nhiều vụ va chạm với tiểu hành tinh. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Đại học Curtin (Úc) cho thấy rằng, lượng nước hiện có trên Trái đất không thể chỉ được đưa theo cách này mà Gió Mặt trời cũng là nguồn cung cấp nước trên Trái đất.
Gió Mặt trời (gió Plasma) là một dòng hạt mang điện rất nóng ở dạng ion, bao gồm các nguyên tử hydro. chúng liên tục thoát ra khỏi Mặt trời và phân tán trong không gian.
Do nhiệt độ cực lớn của nó, các hạt tạo nên gió Mặt trời có tốc độ dao động nhiệt cao cho phép chúng đạt tốc độ khoảng 800 km/giây, cùng với khối lượng lên đến 1 triệu tấn/giây. Một phần rất lớn gió Mặt trời bị lệch nhờ từ quyển bảo vệ Trái đất.
Nếu không có sự bảo vệ này, sự sống trên Trái đất sẽ là không thể. Song một số hạt nhất định từ gió Mặt trời đã tìm cách xâm nhập vào bầu khí quyển của chúng ta. Những hạt này có thể nhìn thấy từ Trái đất dưới dạng cực quang borealis.
 Cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời
 Cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh
Mặt khác, gió Mặt trời cũng sẽ là nguồn gốc của việc tạo ra nước trên bề mặt của các hành tinh loại S, cấu tạo chủ yếu của silicat đã đâm vào Trái đất của chúng ta.
Những hạt bụi của Itokawa
 Một tiểu hành tinh Itokawa
 Một tiểu hành tinh Itokawa mà tàu thăm dò không gian Hayabusa đã hạ cánh và lấy mẫu vật vào năm 2005 
Vào ngày 9/5/2003, Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAXA) đã phóng tàu thăm dò không gian Hayabusa, hạ cánh an toàn vào ngày 19/11/2005 trên bề mặt của tiểu hành tinh Itokawa.
Tàu thăm dò này được trang bị một minirobot có nhiệm vụ lấy mẫu đất từ tiểu hành tinh này và mang về Trái đất. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã có thể phân tích các hạt bụi từ Itokawa.
Nhờ sử dụng một đầu dò nguyên tử chụp cắt lớp, kính hiển vi phân tích ba chiều có độ phân giải cao để cung cấp khả năng quan sát sự phân bố trong không gian của các nguyên tử đã cho thấy được sự hiện diện của nước trên có trong bụi từ đất ở tiểu hành tinh Itokawa.
Khám phá này là một bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu thời kỳ đầu hành tinh chúng ta và cách nguồn cung cấp nước được hình thành trên Trái đất. Đồng thời, mở ra một giải pháp vận chuyển và lưu trữ nước cho các sứ mệnh không gian trong tương lai của con người.
Mặt khác, đối với các nhà nghiên cứu đằng sau khám phá này, nhiều khả năng quá trình diễn ra trên Itokawa rất có thể xảy ra ở nơi khác, trên các thiên thể không có bầu khí quyển như Mặt Trăng.
Khả năng thu thập nước từ bụi của các vật thể không gian này là một lợi thế nhất định cho các phi hành gia. Do đó, các tàu thăm dò trong tương lai sẽ không phải tiếp nhận một lượng lớn nước để đáp ứng nhu cầu của mọi người trong các chuyến đi kéo dài vài tháng hoặc vài năm đến vùng giới hạn của Hệ Mặt trời.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)