Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Điều quan tâm khi dạy về Nhà nước Đại Cồ Việt

Tạp Chí Giáo Dục

Trong chương trình môn lch s hin hành, bài v Nhà nưc Đi C Vit đưc hc lp 7 vi tên gi là Nưc Đi C Vit thi Đinh – Tin Lê. Đây là ni dung tiếp theo ca bài Nưc ta bui đu đc lp.


Theo tác gi, hin vn còn nhiu ý kiến khác nhau v quc hiu Đi C Vit, như liu có quc hiu này không, tn ti trong khong thi gian nào… (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Các bài này nêu những vấn đề chính: Ngô Quyền dựng nền độc lập, tự chủ; tình hình chính trị cuối thời Ngô; Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước; nhà Đinh xây dựng đất nước; tổ chức chính quyền thời Tiền Lê; cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn; bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ; đời sống xã hội và văn hóa… Như vậy là cơ bản khái quát về sự ra đời, phát triển và một số đặc điểm nổi bật của Nhà nước Đại Cồ Việt. Vấn đề còn lại là giáo viên sẽ giảng như thế nào để chuyển tải được hết các nội dung đó một cách sinh động, hấp dẫn và thuyết phục.

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời từ năm 968 và được đổi thành Đại Việt vào năm 1054, trong thời gian này, có nhiều vấn đề nổi bật diễn ra trong thời kỳ trước nhà Lý. Khi giảng về 2 bài này (hoặc cơ cấu bài có khác đi nhưng nội dung rơi vào giai đoạn này), giáo viên cần quan tâm một số điều chủ yếu sau.

Thứ nhất, khẳng định vai trò, ý nghĩa của Nhà nước Đại Cồ Việt với tư cách là Nhà nước hoàn chỉnh đầu tiên của nước ta sau thời Bắc thuộc. Sau khi họ Khúc giành được quyền tự chủ (năm 907), trên danh nghĩa, nước ta vẫn là một xứ thuộc địa của nhà Đường và các triều đại nối tiếp nhau sau đó. Đến khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán (năm 938) thì dù chính quyền thực sự được giành về tay người Việt nhưng hình thức tổ chức Nhà nước vẫn còn sơ khai. Thời gian trị vì của họ Ngô không lâu, sau đó xảy ra loạn 12 sứ quân, đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn. Sau khi dẹp yên các thế lực cát cứ, Đinh Bộ Lĩnh mới thống nhất đất nước và xây dựng được một Nhà nước tập quyền, có tổ chức tương đối hoàn chỉnh, như đặt tên nước (quốc hiệu) là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô Hoa Lư, đặt niên hiệu là Thái Bình, sắp đặt hệ thống quan lại, lập quân đội, bắt đầu hình thành luật pháp, tổ chức phát triển kinh tế, đúc tiền… Tất cả những điều đó đều chưa được thực hiện một cách đầy đủ ở thời Ngô Quyền.

Trong ging dy, giáo viên cn quan tâm nhng vn đ chính yếu ca Nhà nưc Đi C Vit, nht là dưi thi Đinh – Tin Lê, trong đó cn nhn mnh nhng đim mà trưc gi còn có ý kiến khác nhau đ giúp cho hc sinh có kiến thc và nhn thc đúng đn.

Thứ hai, nêu ý nghĩa của quốc hiệu “Đại Cồ Việt”. Hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về quốc hiệu Đại Cồ Việt, như liệu thực sự có quốc hiệu này không, tồn tại trong khoảng thời gian nào, vì sao ra đời quốc hiệu này và nó có ý nghĩa là gì… Căn cứ vào nhiều sử liệu có thể khẳng định, quốc hiệu Đại Cồ Việt là có thật, do Đinh Tiên Hoàng đặt với ý nghĩa là “nước Việt lớn lấy đạo Phật làm quốc giáo”. Cồ là hình thức nói tắt lần thứ hai của Cồ Đàm Ma, mà hình thức nói tắt lần đầu là Cồ Đàm, họ của Đức Phật Thích Ca, phiên âm từ tiếng Sanskrit Gautama. Vậy Cồ Việt là “nước Việt lấy đạo Phật làm quốc giáo”. Cồ không phải là từ thuần Việt (như trong “gà cồ”) và cũng không có nghĩa là lớn, bởi nếu hiểu theo cách này hóa ra cha ông ta đã đặt quốc hiệu khá ngô nghê là kết hợp không kén chọn giữa từ Hán Việt và từ thuần Việt sao? Thực tế lịch sử cũng cho thấy, từ thời Đinh Tiên Hoàng trở đi, Phật giáo được du nhập và phát triển mạnh mẽ ở nước ta; một số nhà sư đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước như Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933-1011), Đỗ Thuận (914-990), Vạn Hạnh (938-1018)…

Thứ ba, làm rõ việc Lê Hoàn được trao trọng trách lãnh đạo đất nước và đứng đầu cuộc kháng chiến chống Tống. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con cả Đinh Liễn bị ám hại, con út là Đinh Toàn lên ngôi, Lê Hoàn là phụ chính. Sợ Lê Hoàn soán ngôi, một số công thần nhà Đinh đã làm binh biến nhưng thất bại. Năm 980, nhà Tống đưa quân sang xâm lược nước ta. Trước tình thế đất nước lâm nguy, tướng sĩ đã đồng lòng tôn Lê Hoàn lên làm vua và thái hậu Dương Vân Nga cũng thuận theo mong muốn đó. Năm 981, Lê Hoàn tổ chức đánh bại quân Tống – Chiêm, trong đó có các trận rất vang dội như Chi Lăng, Bạch Đằng, Bình Lỗ… Như vậy, việc Lê Hoàn lên ngôi là thể hiện sự đoàn kết của quân dân và triều thần Đại Cồ Việt lúc bấy giờ, nhằm tập hợp được sức mạnh để chống giặc ngoại xâm. Khi giảng nội dung này, giáo viên cần làm rõ việc quần thần và tôn thất nhà Đinh mà đứng đầu là Dương Vân Nga đã không vì lợi ích riêng tư của dòng tộc mình mà cố bám lấy quyền lực có thể dẫn đến nồi da xáo thịt trong khi họa ngoại xâm ngay trước mắt.

Thứ tư, lý giải việc chuyển giao quyền lực giữa nhà Tiền Lê và nhà Lý. Nhà Tiền Lê đến thời Lê Long Đĩnh thì suy tàn, một phần do hậu quả của cuộc nội chiến giữa các hoàng tử và cuối cùng Lê Long Đĩnh giết anh giành được ngôi báu (năm 1006). Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các con còn rất nhỏ, quân sĩ đã tôn chỉ huy quân cấm quân là Lý Long Uẩn lên ngôi, mở đầu nhà Lý. Có một điều cần lưu ý rằng, sử cũ cho rằng Lê Long Đĩnh rất hiếu sát, có nhiều hành vi bạo ngược, lại hoang dâm vô độ nên sinh ra bệnh trĩ, không thể ngồi thiết triều mà phải nằm, nên gọi là Ngọa Triều. Hiện nhiều tài liệu cho thấy điều này không đúng sự thật. Lê Long Đĩnh thực sự có tài cầm quân, không chỉ dẹp yên các phe nhóm chống đối của các hoàng tử khác mà còn các thế lực cát cứ ở các địa phương. Ông củng cố ngoại giao bằng những chính sách mềm dẻo với nhà Tống. Ông cũng rất chuộng Phật giáo nên cho xin thỉnh kinh Đại Tạng về dịch. Ngoài ra, ông còn chăm lo kinh tế bằng cách cho xây đắp các tuyến đường lớn, những con đường thủy bộ cho vững chắc để tiện việc giao thương… Do vậy, giáo viên cần “nói lại” những định kiến sai lầm trước đây về vua Lê Long Đĩnh và việc chuyển giao quyền lực sang họ Lý có phần do cái chết sớm của vị vua này chứ không phải vì ông bạo ngược.

Tháng 4-2018, nước ta đã tổ chức kỷ niệm 1.050 ra đời của Nhà nước Đại Cồ Việt. Đây là dịp nhìn nhận rõ hơn về vị trí, ý nghĩa của Nhà nước này, đồng thời rút ra những bài học quý trong xây dựng đất nước hiện nay. Trong giảng dạy, giáo viên cần quan tâm những vấn đề chính yếu của Nhà nước Đại Cồ Việt, nhất là dưới thời Đinh – Tiền Lê, trong đó cần nhấn mạnh những điểm mà trước giờ còn có ý kiến khác nhau để giúp cho học sinh có kiến thức và nhận thức đúng đắn.

Nguyn Minh Hi

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)