Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Điều trị hen, đừng đợi lên

Tạp Chí Giáo Dục

+ Hi: Con tôi năm nay 6 tui, gn đây cháu thưng b ho khan theo cơn. Đưa con đến khám nhiu nơi, các BS đu chn đoán b hen. Tôi rt lo lng vì đưc biết bnh khó điu tr. Xin BS cho biết nguyên nhân gây bnh, đ tui d mc bnh và bnh có th điu tr khi hay không? Đoàn Thị Quỳnh Anh (Q.3, TP.HCM)

+ Tr li: PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan – chuyên gia hô hấp, Chủ tịch Hội Hen Dị ứng Miễn dịch lâm sàng TP.HCM – cho biết, ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh hen, ngay cả ở trẻ nhũ nhi (trẻ dưới 12 tháng tuổi).

Bệnh có nhiều nguyên nhân: di truyền (trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ bị hen thì con cháu dễ mắc hen hơn người bình thường); do biến đổi khí hậu (trái đất nóng lên, lụt lội, ô nhiễm không khí khiến những dị nguyên gây hen mạnh hơn bình thường). Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí tại các TP lớn làm viêm nhiễm đường dẫn khí mạn tính (một trong những yếu tố gây ra hen). Hiện nay tỷ lệ người mắc hen đang ngày càng tăng trên toàn cầu.

Trở ngại trong chẩn đoán và điều trị hen hiện nay là hầu hết cha mẹ bệnh nhi không bao giờ chấp nhận khi được chẩn đoán hen, nên BS nhi thường e ngại và đưa ra các chẩn đoán khác như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm tiểu phế quản tái đi tái lại, viêm tiểu phế quản dạng khò khè, viêm tiểu phế quản dạng co thắt. Thật sự những bệnh lý trên đều là hen. Nếu trẻ bị hen nhưng được chẩn đoán với các bệnh khác được chỉ định sử dụng kháng sinh, corticoid thì tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán hen là chẩn đoán nghiêm trọng, nên chẩn đoán đó phải được đưa ra hết sức cẩn trọng với tất cả những chứng cứ. Một trong những tiêu chuẩn vàng là khi BS đo thấy đường dẫn khí bị co thắt, khi phun thuốc hen đường dẫn khí đó nở ra. Khi đó, trẻ phải được chẩn đoán hen để điều trị theo đúng phác đồ. 

Hiện nay, có một số quảng cáo về thuốc điều trị hen tận gốc đều là những quảng cáo sai sự thật. Trên thực tế, chưa có loại thuốc nào chữa dứt được bệnh hen. Hen là bệnh mạn tính, một trong những vấn đề đầu tiên là thường tái đi tái lại. Người bị hen phải sống với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng, bởi trên thực tế thuốc hen hiện nay rất tân tiến, chỉ cần xịt thuốc vào trong đường thở của bệnh nhân 1 liều lượng nhỏ so với các liều thuốc dạng uống hay dạng chích. Với liều thuốc rất thấp và tác động trực tiếp trên đường thở, tác dụng rất hữu hiệu và an toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được sử dụng những loại thuốc để ngừa cơn. Thông điệp là ngừa cơn chứ không đợi lên cơn mới cắt, bởi cắt không kịp. Một bệnh nhân hen sẽ sống bình thường, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tham gia thể dục thể thao bình thường nếu sử dụng đúng thuốc ngừa cơn và ngăn ngừa các yếu tố kích phát.

Người dân khi có biểu hiện nghi ngờ hoặc khi đã được chẩn đoán hen cần tìm đến các cơ sở có quản lý hen trong cộng đồng để được chẩn đoán hen, phân bậc nặng của hen, cho toa thuốc hen, hướng dẫn điều trị, tái khám và theo dõi suốt đời. Đồng thời, chăm sóc người bệnh hen phải tuân thủ theo lời dặn của BS. Tránh xa các yếu tố gây khởi phát hen. Ví dụ người thường khởi phát hen do cảm cúm phải chích ngừa cảm cúm, ăn hải sản bị lên cơn hen nên kiêng ăn, hít mùi thơm nồng lên cơn thì không hít, ngửi khói thuốc lá lên cơn hen thì tránh xa…

Đăng Khoa (ghi)

 

Bình luận (0)