Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đính chính sách giáo khoa: Một việc làm cần thiết

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Học sinh hưởng ứng cuộc vận động tặng sách giáo khoa cũ. Ảnh: V.AGần đây, dư luận xã hội rất quan tâm tới việc Nhà xuất bản Giáo Dục (NXBGD) cho ấn hành 3 cuốn sách đính chính sách giáo khoa, Báo Giáo Dục TP.HCM đã trao đổi với ông Ngô Trần Ái – Tổng giám đốc NXBGD; ông cho biết:

Nói đúng hơn, NXBGD dự định thực hiện việc in tài liệu hướng dẫn những điểm chỉnh sửa trong sách giáo khoa theo sự chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Đó là chuyện bình thường.

Ngoài việc đây là kết quả của nhiều năm làm việc tận tụy của đội ngũ tác giả, biên tập viên; là kết quả góp ý của đội ngũ thầy cô giáo đứng trên bục giảng…. đây cũng là kết quả đóng góp của nhiều nhà khoa học, nhiều giáo chức thông qua các hội khoa học, hội khuyến học hoặc dư luận báo chí, diễn đàn góp ý sách giáo khoa mà Bộ GD-ĐT đã tổng kết cách đây vài ba tháng. Những điểm chưa chuẩn, chưa hợp lí, qua thực tiễn, qua thời gian sàng lọc, sách giáo khoa sẽ chỉnh sửa cho chuẩn hơn, cho hợp lí hơn. Đó là điều nên làm.

PV: Thế nhưng việc NXBGD cho in đến những ba cuốn hướng dẫn những điểm chỉnh sửa sách giáo khoa, điều đó chứng tỏ sách giáo khoa còn quá nhiều sai sót?

Ông Ngô Trần Ái: Thực ra, chúng tôi không in ba bản tài liệu như thông tin dư luận mà chỉ in những gì cần thiết để chỉnh sửa. NXBGD sẽ in những tờ rơi các điểm cần chỉnh sửa gửi về các Sở Giáo dục – Đào tạo để từ đó gửi đến các trường, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. Và tùy từng cấp học, chúng tôi có cách chỉnh sửa khác nhau cho phù hợp.

Ong có  thể  cho biết cụ thể hơn những điểm cần chỉnh sửa trong sách giáo khoa lần này?

– Trước hết là một số lỗi chính tả có thể dẫn đến hiểu sai nội dung (loại này rất ít); phần lớn là sự thống nhất cách viết hoa tên riêng, tên nước ngoài, các danh hiệu cao quý…

– Một số câu hỏi, câu văn được diễn đạt lại cho dễ hiểu hơn.

– Ghi chú, gợi ý thêm sau một số câu hỏi, bài tập cho dễ hiểu, tường minh hơn.

– Lược bớt một số yêu cầu ở các bài tập, các câu hỏi, bài luyện tập theo tinh thần giảm tải.

– Một số tranh ảnh, lược đồ, hình vẽ được chỉnh sửa hoặc thay thế cho phù hợp hơn. Ví dụ, ở cuốn Đạo đức lớp 5, có bức ảnh chụp một phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thấy nhiều ghế trống, tuy không sai, nhưng chúng tôi đề nghị thay bằng ảnh khác…

– Cập nhật thông tin của khoa học thế giới. Chỉ có sự kiện Hội Thiên văn quốc tế đưa sao Diêm Vương ra khỏi hệ mặt trời, nhiều sách giáo khoa phải chỉnh sửa. Ngay ở sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 cũng phải chỉnh sửa sơ đồ các hành tinh trong hệ mặt trời, số lượng hành tinh trong hệ mặt trời… Các sách giáo khoa vật lí và các bộ môn liên quan cũng có những chỉnh sửa tương tự hoặc nhiều hơn.

– Cập nhật những thông tin về địa chính (sáp nhập các tỉnh thành, các huyện, xã), nâng cấp các thị xã lên thành phố (thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình, thị xã Phủ Lý thành thành phố Phủ Lý…). Những thay đổi này đòi hỏi phải chỉnh sửa những điểm cần thiết trong tiểu sử các nhà văn, các nhà thơ, nhà khoa học và nhiều danh nhân khác được đề cập trong sách giáo khoa.

– Các nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học mới được bổ nhiệm chức vụ mới, mới được tặng giải thưởng cao quý và có thể mới qua đời… đều cần phải chỉnh sửa trong sách giáo khoa có liên quan…

Thưa ông, liệu sau lần hướng dẫn chỉnh sửa sách giáo khoa lần này, những năm sau sách giáo khoa còn có chỉnh sửa nữa không?

– Nói chung, sách giáo khoa là khá ổn định. Nhưng như tôi vừa nói, vẫn còn có những thay đổi trong nghiên cứu khoa học (như câu chuyện về sao Diêm Vương ở trên), sự thay đổi về địa chính, sự mất còn của những con người, sự thăng tiến của từng con người liên quan tới sách giáo khoa… thì sách giáo khoa vẫn còn có nhiệm vụ cập nhật những thay đổi đó. Và đó là việc làm cần thiết và bắt buộc đối với người làm sách giáo khoa và bất cứ quốc gia nào cũng vậy.

Xin cám ơn ông.

Văn Nhân (thực hiện)

Bình luận (0)