Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Dinh dưỡng, lối sống phù hợp sẽ giảm béo phì

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay, tình trng tha cân béo phì hc sinh (HS) t 6 đến 18 tui ti TP.HCM đang gia tăng đáng báo đng, trong đó t l tha cân béo phì HS tiu hc lên đến 51,8%. Theo các chuyên gia v y tế, dinh dưng, tha cân béo phì là yếu t nguy cơ đi vi tăng huyết áp HS và các bnh mn tính không lây khác.

Đ hn chế tình trng tha cân béo phì s tr, cha m cn hưng dn và khuyến khích con vn đng th lc t sm

Nhiu nguyên nhân dn đến tha cân béo phì

Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM), tỷ lệ thừa cân béo phì ở HS trong độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi tại TP.HCM hiện là 41,4%, gia tăng gấp đôi so với năm 2009 (21,9%), và tăng gấp 3,5 lần so với năm 2002-2004 (11,6%). Trong đó, tỷ lệ thừa cân béo phì cao nhất ở HS tiểu học (51,8%), nam cao hơn nữ và ở nội thành, vùng ven cao hơn ngoại thành. Những con số trên thể hiện sự gia tăng quá nhanh, đáng báo động.

BS Hạnh cho biết thêm, trẻ thừa cân béo phì ở tuổi học đường tăng cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Sự tiêu thụ năng lượng quá mức so với nhu cầu kết hợp với ít vận động; cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối với nhiều protein và lipid, ít rau và trái cây so với khuyến nghị; sinh sống và học tập trong môi trường khó tiếp cận với các địa điểm thuận lợi cho vận động, dễ tiếp cận với các cửa hàng thức ăn nhanh, căng tin có nhiều bánh kẹo. “Một khảo sát tại một trường tiểu học trên địa bàn TP cho thấy, thực phẩm bán tại căng tin nhà trường nhiều bánh kẹo và nước ngọt có ga hơn là thực phẩm tốt cho sức khỏe như sữa, trái cây. Bên cạnh đó, hoạt động thể lực của trẻ cũng giảm đáng kể theo thời gian” – BS Hạnh dẫn chứng.

Nhiều chuyên gia về y tế nhận định rằng, béo phì, đặc biệt là béo phì trung tâm thể hiện sự tích mỡ nội tạng là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và chuyển hóa. Hiện nay, tỷ lệ béo phì trung tâm của HS từ 6 đến 18 tuổi đã là 17,3%, trong đó hơn một nửa HS tiểu học. Không chỉ là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và chuyển hóa, béo phì còn là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp gần gấp 2 lần so với HS không thừa cân béo phì (hiện nay tình trạng tăng huyết áp của HS trong độ tuổi đi học là 15,4%).

Cn chế đ dinh dưng và li sng phù hp

“S gia tăng béo phì  đ tui hc đưng và béo phì xut hin s tr có th là mt trong các yếu t dn đến tình trng bnh mn tính không lây liên quan đến dinh dưng như: đái tháo đưng, bnh tim mch… T đó cho thy s trm trng và cn thiết phi khng chế tình trng tha cân béo phì ca tr càng sm càng tt” – BS Trn Th Minh Hnh khuyến cáo.

Theo ThS.BS Trần Quốc Cường – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM – để phòng tránh bệnh tật “gõ cửa” với con em mình từ khi còn rất nhỏ, phụ huynh nên hình thành cho trẻ lối sống phù hợp và một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Về chế độ dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì cần có chế độ ăn phù hợp, đa dạng và cân đối các chất dinh dưỡng. Trong đó cần đảm bảo nguyên tắc, giảm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường các loại ngũ cốc. Để làm được như vậy, phụ huynh nên hình thành thực đơn cho trẻ mỗi ngày. Trong bữa ăn, cần hạn chế các món rán xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, kho, hấp; có thể thay đổi đa dạng và tăng cường bổ sung cho trẻ các thực phẩm như cá, hải sản, rau xanh để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ phát triển cả về chiều cao và tầm vóc.

Phụ huynh cần lưu ý nên cho trẻ ăn đủ bữa trong ngày, không để trẻ bị quá đói bởi bữa sau trẻ sẽ ăn nhiều hơn làm tích lũy mỡ nhanh hơn. Tuy nhiên, mỗi bữa ăn không cho trẻ ăn quá nhiều, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với độ tuổi. Không nên dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng như kẹo bánh, kem. Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, các loại thức ăn nhanh như gà rán.

Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực dinh dưỡng tiết chế nhấn mạnh thêm, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì hình thành cho trẻ lối sống khoa học từ sớm cũng góp phần lớn giảm nguy cơ béo phì ở trẻ. Cụ thể, cha mẹ nên hướng dẫn và khuyến khích con ngủ và thức dậy đúng giờ, tự vận động bằng cách vệ sinh cá nhân, phụ giúp những cha mẹ bằng những công việc nhỏ phù hợp độ tuổi. Ngoài ra, khi trẻ ở nhà, cha mẹ không nên để trẻ bị kéo vào các chương trình giải trí trên điện thoại di động, thay vào đó khuyến khích trẻ vận động tập thể dục, vui chơi bằng các hoạt động thể lực. Tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ hội đến các công viên, khu vui chơi, tham gia các hoạt động thể lực như bóng rổ, bóng đá, bơi lội để rèn luyện sức khỏe.

Bài, nh: Hoài Thương

Bình luận (0)