Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Định hướng chân – thiện – mỹ cho học sinh qua âm nhạc

Tạp Chí Giáo Dục

Định hướng chân – thiện – mỹ cho học sinh qua âm nhạc - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Định hướng chân – thiện – mỹ cho học sinh qua âm nhạc Audio

Vic đưa âm nhc vào trưng hc là điu cn thiết nhưng phi làm sao đ đnh hưng cho các em v chân – thin – m mt cách nh nhàng qua li ca, tiếng hát. Như vy mi hình thành nên nhân cách tt đp cho tr em, giáo dc tình yêu thương gia đình, bn bè, quê hương đt nưc mt cách đơn gin, d hiu, d tiếp thu.

Học sinh tiểu học hóa thân thành nhân vật lịch sử biểu diễn tiết mục âm nhạc về tấm gương Trần Quốc Toản

Nhiu hình thc thc hin

Thời gian qua nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình âm nhạc cho học sinh. Điển hình như Trường THCS Đồng Khởi tổ chức chương trình “Mang nhạc cụ dân tộc và nghệ thuật hát bội đến trường học”; Trường THPT Dương Văn Thì thực hiện chương trình “Giao thoa văn hóa âm nhạc truyền thống Nam bộ”; Trường THPT Nguyễn Huệ tổ chức chương trình “Hành trình tìm hiểu văn hóa truyền thống Nam bộ” và nhiều trường tiểu học, THCS, THPT khác cũng thường xuyên tạo sân chơi âm nhạc cho học sinh. Những chương trình đã làm thay đổi không khí học tập cho học sinh, giúp các em được giao lưu, tìm hiểu văn hóa truyền thống một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.

Bên cạnh đó, các đơn vị làm nghệ thuật cũng dành nhiều sự quan tâm, đầu tư cho âm nhạc thiếu nhi. Trong năm 2024, Hội Âm nhạc TP.HCM đã tổ chức Cuộc vận động sáng tác ca khúc thiếu nhi với chủ đề “Em yêu thành phố Bác Hồ” hướng đến chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và chủ đề về “Mái ấm gia đình”. “Em yêu thành phố Bác Hồ” là một chủ đề mới và thú vị cho âm nhạc thiếu nhi. Sử dụng âm nhạc để giới thiệu về các giá trị văn hóa và vẻ đẹp của thành phố nơi các em sinh sống, khuyến khích tình yêu quê hương và những giá trị tốt đẹp đến với thiếu nhi.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cũng đã có những kế hoạch, đề án sân khấu học đường, đưa các chương trình biểu diễn nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đến các trường học. Đặc biệt các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống của Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen đã giới thiệu các thể loại âm nhạc cũng như các nhạc cụ cổ truyền cho thiếu nhi, nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức về âm nhạc truyền thống cho thiếu nhi lứa tuổi học đường. Các chương trình đã truyền tải đến các em tình yêu với nghệ thuật nói chung và âm nhạc truyền thống nói riêng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật tốt đẹp của dân tộc.

Các em thiếu nhi học đàn tranh tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM

Thêm vào đó, sự ra đời ngày càng nhiều của các trường, lớp âm nhạc dân lập, tư thục như Trường MPU của nhạc sĩ Đức Trí, Soul Academy của nhạc sĩ Thanh Bùi… Chính từ những hệ thống đào tạo này mà các em được làm quen với các loại nhạc cụ từ truyền thống đến phương Tây, được thường xuyên nghe và thực hành âm nhạc, ít nhiều gì cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định đến định hình thẩm mỹ nghệ thuật.

Giáo dc th hiếu thm m

Theo ThS. Nguyễn Cẩm Lệ (chuyên viên Phòng Nghệ thuật, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM), âm nhạc là phương tiện giáo dục tốt và gần gũi nhất dành cho trẻ nhỏ, giúp trẻ học được những bài học đầu tiên trong đời, khám phá được những thứ mới mẻ của cuộc sống. Những điều nho nhỏ trong ca khúc sẽ định hướng cho trẻ về chân – thiện – mỹ một cách nhẹ nhàng qua lời ca, tiếng hát, góp phần hình thành nên nhân cách tốt đẹp cho trẻ em, giáo dục tình yêu thương gia đình, bạn bè, quê hương đất nước một cách đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Thành đoàn TP.HCM phi hp vi S Văn hóa và Th thao TP, các nhà thiếu nhi qun, huyn tăng cưng tuyên truyn các hot đng, các hi thi văn ngh dành cho la tui thiếu nhi đ lan ta các ni dung tích cc rng rãi đến các em, thu hút s quan tâm, tham gia nhiu hơn ca các em thiếu nhi.

ThS. Lệ góp ý, để làm tốt công tác giáo dục học sinh qua âm nhạc trước tiên phải giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho các em. Giáo dục thị hiếu thẩm mỹ là mục tiêu trực tiếp và năng động nhất trong việc giáo dục con người, giúp cho con người nhận thức, cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, trong thiên nhiên, giữa người với người. Giáo dục thẩm mỹ chính là phương tiện để mở rộng cái đẹp.

“Thẩm mỹ nghệ thuật nói chung và thẩm mỹ âm nhạc nói riêng được hình thành qua nhiều yếu tố như yếu tố giáo dục gia đình, giáo dục học đường, môi trường xã hội. Muốn có thị hiếu thẩm mỹ tốt, quan trọng nhất phải thông qua giáo dục và tự rèn luyện. Nếu việc tự rèn luyện là do từng cá nhân chủ động thì việc giáo dục là sự tác động từ môi trường khách quan. Do đó việc giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật nói chung và thẩm mỹ âm nhạc nói riêng là vai trò, trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội”, ThS. Lệ chia sẻ.

Đối với các cơ quan, ThS. Lệ cho rằng, các đài truyền hình cần có sự định hướng trong khâu biên tập các chương trình, các game show cho phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi; sắp xếp thời gian phát sóng các chương trình thiếu nhi cho phù hợp để các em có thể tiếp cận. Các đài có thể phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP, các đơn vị liên quan để phổ biến, dàn dựng các ca khúc, các chương trình âm nhạc thiếu nhi có chất lượng tốt.

Sở Văn hóa và Thể thao TP tăng cường vai trò định hướng qua các kế hoạch, chương trình âm nhạc phục vụ thiếu nhi không chỉ ở học đường mà còn ở những không gian văn hóa công cộng, không chỉ âm nhạc truyền thống mà còn cả mảng âm nhạc hàn lâm và các thể loại âm nhạc khác. Chỉ đạo, định hướng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn TP có sự tham gia của các em thiếu nhi cần đảm bảo sự phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi.

Ngoài ra, các đơn vị nên xây dựng các kế hoạch sáng tác, phổ biến cũng như các liên hoan âm nhạc dành cho thiếu nhi, qua đó góp phần làm phong phú đời sống âm nhạc nghệ thuật cho lứa tuổi này, từng bước nâng cao thẩm mỹ thưởng thức nghệ thuật cho những mầm non, người chủ tương lai của đất nước.

Thúy Kiu

Bình luận (0)