Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Định hướng dạy tích hợp bài “Tuyên ngôn độc lập”

Tạp Chí Giáo Dục

“Tuyên ngôn đc lp” là mt áng văn chính lun hào hùng, sc so, mu mc, xng đáng là mt “thiên c hùng văn” trong lch s văn hc nưc nhà. Khi ra đi, “Tuyên ngôn đc lp” đã gây chn đng sâu xa trong lòng nhân dân cc và có sc thuyết phc to ln đi vi nhân dân yêu chung hòa bình trên thế gii; m ra k nguyên mi cho lch s dân tc Vit Nam – k nguyên đc lp dân tc và ch nghĩa xã hi.

Hc sinh lp 12A2 Trưng THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) trong tiết hc môn văn. Ảnh: T.L

Nét nổi bật của bản “Tuyên ngôn độc lập” là lập luận sắc bén, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao. Vậy chiến lược lập luận trong bản “Tuyên ngôn độc lập” được Hồ Chí Minh thể hiện như thế nào? Trước hết là đối tượng tiếp nhận. Nó hướng đến đồng bào cả nước và nhân dân thế giới: “Hỡi đồng bào cả nước… chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với cả thế giới rằng”. Tất nhiên “đồng bào cả nước” thì đã rõ rồi, nhưng thế giới không chỉ nhân dân thế giới nói chung mà còn là thế giới cụ thể. Đó là nước Pháp, Mỹ và đồng minh. Vào thời điểm Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, thực dân Pháp nấp sau quân đội Anh thay mặt đồng minh tiến vào miền Nam nước ta. Bọn Tàu Tưởng, tay sai của đế quốc Mỹ đã chực sẵn ở biên giới phía Bắc sắp tiến vào nước ta. Anh, Pháp, Mỹ có thể nhân nhượng nhau để cho Pháp quay trở lại Đông Dương lần thứ hai. Để chuẩn bị cho lần xâm lược này, thực dân Pháp đã tung ra trong dư luận quốc tế những lý lẽ của kẻ cướp. Đông Dương vốn là thuộc địa của Pháp, Pháp có công khai phá nên Pháp quay lại Đông Dương là lẽ đương nhiên. Như vậy, bản “Tuyên ngôn độc lập” ra đời để khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam và bác bỏ luận điệu ăn cướp của bọn xâm lược trước nhân dân thế giới.

Hệ thống luận điểm của Hồ Chí Minh đưa ra trong bản “Tuyên ngôn độc lập” này hết sức chặt chẽ theo phương pháp nghị luận quy nạp.

Lun đim th nht

Khẳng định quyền độc lập tự do, quyền bình đẳng, quyền sống sung sướng của các dân tộc trên thế giới. Để chứng minh cho luận điểm trên, Hồ Chí Minh đã đi từ hai luận cứ tiêu biểu. Luận cứ thứ nhất là bản “Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Luận cứ thứ hai là bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Tại sao Hồ Chí Minh lấy hai bản tuyên ngôn đó làm luận cứ cho luận điểm của mình? Trước hết, vì đây là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của hai dân tộc tiêu biểu cho việc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Mỹ) và giành quyền bình đẳng bác ái cho người dân (Pháp). Thứ hai, đây là hai bản tuyên ngôn của hai nước lớn đã và đang mưu toan xâm lược Việt Nam. Lấy những lý lẽ từ hai bản tuyên ngôn này là biện pháp “lấy gậy ông đập lưng ông”. Đây là hai luận cứ vừa để chứng minh cho quyền độc lập bình đẳng của các nước trên thế giới, vừa là luận cứ tiền đề để chuẩn bị triển khai luận điểm tiếp theo.

Lun đim th hai

Tố cáo tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược của thực dân Pháp và vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn chúng. Luận điểm này, Hồ Chí Minh dùng phương pháp diễn dịch. Chúng rêu rao đi khai phá văn minh, đem đến cho các dân tộc thuộc địa tự do, bình đẳng, bác ái, thì đây, những việc làm của chúng trái với nhân đạo và chính nghĩa. Luận điểm này được triển khai bằng hai luận cứ hết sức sáng tỏ. Luận cứ thứ nhất là về mặt chính trị, gồm bốn luận chứng. Thứ nhất chỉ ra âm mưu thâm độc của Pháp lập ra ba chế độ khác nhau trên nước Việt Nam để ngăn cản độc lập, chia rẻ đoàn kết ba miền và chúng thi hành luật pháp dã man. Thứ hai chỉ ra sự đàn áp dã man của Pháp đối với những người dân yêu nước. Thứ ba chỉ ra thủ đoạn ngăn cấm tự do ngôn luận, dùng chính sách ngu dân. Thứ tư chỉ ra thủ đoạn xảo quyệt của Pháp trong việc đầu độc dân ta bằng rượu và thuốc phiện. Luận cứ thứ hai là về mặt kinh tế, cũng có bốn luận chứng rất cụ thể. Thứ nhất chỉ ra sự bóc lột sức lao động, vơ vét của cải của nhân dân. Thứ hai chỉ ra việc độc quyền về quản lý kinh tế – tài chính (in giấy bạc, xuất nhập cảng). Thứ ba chỉ ra sự bất công phi lý của hàng trăm thứ thuế chúng đặt ra, làm cho nhân dân ta bần cùng khốn khổ. Thứ tư chỉ ra âm mưu thâm độc của Pháp muốn kiềm chế và tiêu diệt mầm móng tư bản thuộc địa, bóc lột công nhân tàn nhẫn. Cuối cùng, để chứng minh cho kết quả “khai hóa” của Pháp và chiêu bài “tự do, bình đẳng, bác ái” của chúng, Hồ Chí Minh đưa ra một bằng chứng thực tế không thể chối cãi “Kết quả là cuối năm ngoái và đầu năm nay từ Quảng Trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”. Đấy là bằng chứng hùng hồn kết tội cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Lun đim th ba

Tuyên bố thoát ly quan hệ với Pháp, xóa bỏ những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam. Để nêu được luận điểm này, Hồ Chí Minh đã đi từ các luận cứ xác đáng bằng phương pháp quy nạp. Thứ nhất chứng minh Pháp không bảo hộ được nước ta mà hai lần bán nước ta cho Nhật. Thứ hai chứng minh Pháp đã phản bội lại phe đồng minh, tiếp tay cho Nhật trong việc bất hợp tác với Việt Minh đánh Nhật, khủng bố và giết hại Việt Minh. Điều này chứng tỏ Pháp không xứng đáng với cái gọi là nước trong phe đồng minh chống phát xít, lại càng không xứng đáng với vai trò bảo hộ nước ta. Thứ ba chứng minh nước ta không còn là thuộc địa của Pháp mà là thuộc địa của Nhật. Pháp không còn đặc quyền, đặc lợi của chúng trên đất nước Việt Nam nữa. Dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ trong tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Những luận cứ mà Hồ Chí Minh đưa ra đều rất điển hình, là những bằng chứng đầy sức thuyết phục. Cụm từ “sự thật là” được lặp đi lặp lại nhiều lần, nêu lên những cứ liệu thực tế không thể chối cãi.

Lun đim th

Tinh thn ca bn “Tuyên ngôn đc lp” đi din cho ý chí, trí tu, nguyn vng ca toàn dân là đc lp dân tc và thiết lp chế đ dân ch cng hòa.

Tuyên bố quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm của toàn dân bảo vệ quyền tự do và độc lập của mình. Luận điểm này là kết quả chứng minh từ các luận điểm 1, 2, 3. Ba luận điểm trước vừa là luận điểm của bản tuyên ngôn nhưng vừa là luận cứ cho luận điểm cuối cùng. Ngoài ra, Hồ Chí Minh chứng minh tính pháp lý về quyền tự do, độc lập của các dân tộc đã được Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn thông qua. Về mặt thực tiễn: Một dân tộc anh hùng gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc anh hùng gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít, dân tộc đó xứng đáng được hưởng quyền độc lập tự do như các dân tộc khác trên thế giới. Đây là tiêu chuẩn xác đáng và là hiện thực hiển nhiên.

Như vậy, phương pháp lập luận chủ yếu của bản “Tuyên ngôn độc lập” là quy nạp, có đan xen diễn dịch. Các luận cứ và luận điểm cuốn chiếu và liên hệ với nhau, luận cứ này vừa chứng minh cho luận điểm này lại vừa chuẩn bị tiền đề lý luận triển khai cho luận điểm tiếp theo. Các luận điểm trước thành luận cứ cho luận điểm cuối cùng. Một điều khá quan trọng cần phải thấy trong bản tuyên ngôn này là ý nghĩa hàm ngôn. Mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh nhắc đến hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại của hai nước lớn là Pháp và Mỹ thì cũng có nghĩa là đặt ba cuộc cách mạng ngang bằng nhau, ba nền độc lập ngang bằng nhau, ba bản tuyên ngôn ngang bằng nhau. Mặt khác còn hàm chỉ cách mạng Việt Nam là loại cách mạng mà trước đây cả Mỹ và Pháp đều phải thực hiện. Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như nước Mỹ đã từng làm để giải phóng khỏi thực dân Anh: “Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nước Việt độc lập”. Đó là cuộc cách mạng dân quyền dân chủ nhân dân mà cách mạng Pháp đã từng làm: “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”. Ý nghĩa hàm ngôn của bản “Tuyên ngôn độc lập” làm cho ta nhớ lại niềm tự hào dân tộc trong bài “Cáo bình Ngô” của Lê Lợi và Nguyễn Trãi khi đặt các triều đại vua Việt Nam ngang hàng với các triều vua Trung Quốc. Bản “Tuyên ngôn độc lập” chặt chẽ, khúc chiết, lại rất ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa. Với những luận điểm sắc bén, những luận cứ logic đầy tính pháp lý và thực tiễn, những cứ liệu minh xác, những lập luận hùng hồn, “Tuyên ngôn độc lập” là văn bản pháp lý đầy sức thuyết phục khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Có thể khẳng định rằng bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là áng văn chính luận đặc sắc trong lịch sử văn học nước nhà. Tinh thần của bản “Tuyên ngôn độc lập” đại diện cho ý chí, trí tuệ, nguyện vọng của toàn dân là độc lập dân tộc và thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn sẽ mãi mãi ghi sâu vào lịch sử dân tộc Việt Nam.

PGS. TS Lê Đc Lun
(Trưng ĐH Sư phm, ĐH Đà Nng)

 

Bình luận (0)