Sự kiện giáo dụcTin tức

Định hướng lại mạng lưới cơ sở GDNN

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ về việc đánh giá thực trạng và định hướng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Theo đó, việc đánh giá thực trạng sẽ tập trung vào 4 nội dung: Quy mô tuyển sinh (gồm trình độ đào tạo và lĩnh vực đào tạo), mạng lưới cơ sở GDNN, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo. Cụ thể, việc đánh giá mạng lưới cơ sở GDNN sẽ căn cứ theo loại hình cơ sở GDNN, bao gồm: Trường CĐ-TC và trung tâm GDNN (công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài); đánh giá theo trình độ CĐ-TC, sơ cấp và dưới 3 tháng); theo vùng và theo lĩnh vực quản lý. Đánh giá sẽ tập trung vào xác định tính hợp lý, các điểm mạnh trong quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay. Đồng thời xác định các vấn đề mâu thuẫn, bất hợp lý trong bố trí mạng lưới cơ sở GDNN của thời kỳ quy hoạch trước. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như nguyên nhân khách quan và chủ quan đã nêu, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các bộ/ngành dự báo xu thế, kịch bản phát triển mạng lưới cơ sở GDNN, dự kiến mạng lưới cơ sở GDNN trong tương lai. Căn cứ thực trạng mạng lưới cơ sở GDNN, các bộ/ngành nghiên cứu, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ… đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng đầu tư của Nhà nước trong từng thời kỳ và mở rộng hợp tác quốc tế về GDNN.

Được biết, tháng 6-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quyết định nêu rõ, mục tiêu lập quy hoạch nhằm hình thành mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt, với các loại hình cơ sở đa dạng, đủ quy mô, năng lực đào tạo nghề theo hướng ứng dụng, thực hành. Trên cơ sở đó cải thiện chất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, nâng cao năng suất lao động. Việc lập quy hoạch cũng hướng đến mục tiêu cung – cầu, đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao của thị trường lao động trong và ngoài nước, đặc biệt là yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

T.Hng

 

Bình luận (0)