Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Định hướng nghề nghiệp cho HS sau THPT tại Đồng Tháp

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và nhiều địa phương thì cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ. Tỷ trọng khác nhau tùy địa phương, vùng, theo đó, vùng ĐBSCL, đến năm 2020 phấn đấu cơ cấu kinh tế chuyển dịch của vùng theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Nhóm ngành nghề cần nguồn nhân lực đáp ứng quy hoạch phát triển KTXH

Tỉ trọng các lĩnh vực ở ĐBSCL, Đồng Tháp lần lượt là: Công nghiệp – Xây dựng 37,4% – 36,5%;  Dịch vụ 45,3% – 35,0%; Nông-lâm-ngư nghiệp là 17,3% – 28,5%. Năm 2016, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 của tỉnh cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động chưa cân đối, chưa đạt trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng.

Để đáp ứng quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020 một số ngành nghề HS Đồng Tháp cần lưu ý:

– Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao; tập trung đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất các sản phẩm có lợi thế, có tính chiến lược như lúa, cá da trơn, hoa cảnh, rau đậu, xoài cát, quýt hồng, thịt lợn, thịt bò.

– Về công nghiệp, xây dựng: Chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực mà địa phương có lợi thế như công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản sau thu hoạch; sản phẩm cơ khí, máy móc các loại, sản phẩm điện tử…

– Về thương mại và dịch vụ: Sắp xếp lại mạng lưới bán lẻ, ưu tiên phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, tiện ích; hình thành các cụm du lịch như cửa khẩu biên giới, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc; các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quít, khu di tích Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim. Phát triển đa dạng và đồng bộ các loại hình dịch vụ nhất là vận tải, viễn thông và CNTT, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao…

– Về phát triển nhân lực theo trình độ giai đoạn 2016-2020: đào tạo mới 144.750 người, trong đó, trình độ ĐH là 13,8%. Về nhân lực ngành y tế, phấn đấu đến năm 2020 đạt 8,0 bác sĩ/1 vạn dân, 1,2 dược sĩ đại học/1 vạn dân và 26 giường/1 vạn dân. Chỉ số này đến năm 2016 là 6,72 đối với bác sĩ và 0,68 đối với dược sĩ đại học. UBND tỉnh đã có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế cho đến năm 2020.

Bảng 1. Phát triển nhân lực theo trình độ giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Đồng Tháp

Bảng 2. Phát triển nhân lực theo ngành chủ yếu, giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Đồng Tháp

Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của HS Đồng Tháp

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của toàn tỉnh đạt 98,84%, cao so với mức bình quân của cả nước (97,57%). Nếu so với năm 2017 thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giảm nhẹ.

Trong hai năm gần đây, ngoại trừ A00 và A01, các tổ hợp còn lại đều có điểm trung bình 3 môn thi của tỉnh cao hơn điểm bình quân của cả nước. Các tổ hợp của tỉnh đều cao hơn mức điểm bình quân của khu vực ĐBSCL. Trong 5 tổ hợp phổ biến, A01, D01 thường có điểm trung bình thấp hơn so với các tổ hợp khác.

Bảng 3: Điểm bình quân 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển của Đồng Tháp năm 2018(*)

(*) Chưa tính điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực.

Ngoài lợi thế về năng lực học tập thì học sinh cũng có nhiều cơ hội để chọn được các ngành học phù hợp với sở thích nghề nghiệp và nhu cầu nhân lực của địa phương ở các trình độ khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào đại học, học sinh có thể sử dụng điểm học bạ và tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM để có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường phù hợp.

TS. Lê Thị Thanh Mai
(ĐH Quốc gia TP.HCM)

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)