Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Định hướng nghề nghiệp sau THPT cho HS Bình Phước

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và nhiều địa phương thì cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ. Tỷ trọng khác nhau tùy địa phương, vùng, theo đó, vùng Đông Nam bộ, đến năm 2020 phấn đấu cơ cấu kinh tế chuyển dịch của vùng theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng các lĩnh vực ở tỉnh Bình Phước lần lượt là: Công nghiệp – Xây dựng 43,0%; Dịch vụ 37,5%; Nông-lâm-ngư nghiệp 19,5%.

Nhóm ngành nghề cần nguồn nhân lực đáp ứng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Năm 2016, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 của tỉnh Bình Phước cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu lao động chưa cân đối, chưa đạt trong lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng. Cuối năm 2015, tỉ lệ lao động trên chỉ tiêu làm việc trong các ngành Công nghiệp – Xây dựng; Dịch vụ; Nông-lâm-ngư nghiệp lần lượt là 28,9%-15%; 21,5%-23%; 49,4%-62%.

Phấn đấu đến năm 2015, tỉ lệ lao động trên chỉ tiêu làm việc trong các ngành Công nghiệp-Xây dựng 28%; Dịch vụ 27%; Nông-lâm-ngư nghiệp 45%. 

Bảng 1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020

Để đáp ứng quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 của khu vực Đông Nam bộ, một số lĩnh vực ngành nghề học sinh cần lưu ý:

– Về công nghiệp: các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện từ, công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm, xây dựng, khai thác dầu khí, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí; công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày da, nhựa…

– Về dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; thương mại và phân phối; vận tải và kho vận quốc tế; công nghệ thông tin và truyền thông; tư vấn, nghiên cứu và triển khai; du lịch; y tế (đặc biệt dịch vụ y tế kỹ thuật cao), phát triển Đông Nam bộ trở thành vùng trọng điểm du lịch của cả nước với những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

– Về Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, Xây dựng thương hiệu cho một số nông sản thế mạnh và đặc trưng, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, nuôi cá cảnh phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Riêng tỉnh Bình Phước, đến năm 2020 một số định hướng nghề nghiệp học sinh cần lưu ý:

– Về Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: xây dựng; vật liệu xây dựng, điện. Ngoài ra, tỉnh sẽ liên kết chặt chẽ với TP.HCM, tỉnh Bình Dương và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ động tiếp nhận một số cơ sở công nghiệp các khu đô thị lớn.

– Về Thương mại – dịch vụ: tỉnh sẽ mở rộng giao thương với các địa phương trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và với nước ngoài do vậy các ngành về du lịch, dịch vụ tài chính, thông tin cũng sẽ gia tăng.

– Về Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: môi trường sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững.

Một số nơi có đào tạo các lĩnh vực ngành nghề mà địa phương có nhu cầu

Ngay tại địa bàn tỉnh Bình Phước và các khu vực lân cận: Trường CĐ Sư phạm Bình Phước, CĐ nghề Bình Phước, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương,Trường ĐH Quốc tế miền Đông, Trường Sĩ quan Công binh, Trường ĐH Thủ Dầu Một, Trường ĐH Việt Đức hoặc các trường ĐH thành viên, trực thuộc ĐHQG-HCM: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Khoa Y…

Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của học sinh tỉnh Bình Phước

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của toàn tỉnh đạt 98,21%, cao so với mức bình quân của cả nước (97,57%). Nếu so với năm 2017 thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp giảm nhẹ.

Về điểm trung bình theo tổ hợp thì điểm của 5 tổ hợp phổ biến đều thấp hơn so với khu vực Đông Nam bộ và cả nước, trong đó, ngoại trừ A00, các tổ hợp còn lại đều có điểm trung bình thấp hơn 15 điểm và tổ hợp D01 có điểm trung bình thấp hơn so với các tổ hợp khác.

Bảng 2. Điểm bình quân 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển của Bình Phước năm 2018(*)

(*) Chưa tính điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực

Về các môn thi, kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 cho thấy ngoại trừ môn sử, môn địa, các môn thi còn lại đều có điểm bình quân thấp hơn so với điểm bình quân của khu vực Đông Nam bộ và cả nước. 

Điểm trung bình các môn của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Bình Phước

Bên cạnh việc sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH, học sinh có thể sử dụng điểm học bạ và tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM để có thêm cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường phù hợp với sở thích nghề nghiệp và năng lực học tập.

TS. Lê Thị Thanh Mai (ĐH Quốc gia TP.HCM)

 

 

 

 

 

Bình luận (0)