Hướng nghiệp - Tuyển sinh

Định mức chi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2016

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Bộ GD&ĐT hướng dẫn nội dung, quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, nội dung và định mức chi tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia 2016 đối với các cơ sở giáo dục đại học được giao chủ trì cụm thi.
Thí sinh dự thi THPTquốc gia năm 2015
Thí sinh dự thi THPTquốc gia năm 2015

Cụ thể:

1. Nguồn kinh phí đảm bảo công tác tổ chức Kỳ thi

a) Nguồn ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ căn cứ trên sổ lượng thí sinh đăng ký dự thi tại các cụm thi tổ chức cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng do các trường đại học chủ trì (gọi là cụm thi đại học).

Mức hỗ trợ là: 25.000 đồng/môn thi X bình quân 5 môn thi = 125.000 đồng/thí sinh. Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền công tác phí cho các cán bộ, giảng viên, học viên về các tỉnh để tổ chức thi tại các cụm thi đại học theo điều động của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Nguồn thu từ phí dự thi, dự tuyển 35.000 đồng/môn (sau khi trích lại cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục và đào tạo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển) được chuyển về các cụm thi đại học để tổ chức kỳ thi.

c) Nguồn ngân sách địa phương chi trả cho các học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2016, nhưng tham gia dự thi tại cụm thi đại học. Mức kinh phí ngân sách địa phương chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh.

d) Nguồn huy động hợp pháp (nếu có).

2. Nội dung và định mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi

– Chi nhập xử lý dữ liệu kỳ thi ban đầu và xử lý kết quả thi: Mức chi tối đa 4.000 đồng/thí sinh.

– Chi công tác thư ký, văn phòng phẩm cho kỳ thi: Mức chi tối đa 25.000 đồng/thí sinh/đợt thi.

– Chi phí in sao đề thi (bao gồm cả ban in sao đề thi, công an bảo vệ việc in sao đề thi): Mức chi tối đa 25.000 đồng/thí sinh/đợt thi.

– Chi hỗ trợ điện nước, dọn dẹp phòng thi: Mức chi tối đa 250.000 đồng/phòng thi/đợt thi.

– Chi nước uống, thuốc y tế cho các thí sinh tham gia kỳ thi: Mức chi tối đa 3.000đồng/thí sinh/đợt thi.

– Chi nước uống cho Hội đồng thi: Mức chi tối đa 5.000 đồng/người/ngày.

– Chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ và phục vụ kỳ thi: Mức chi tối đa 50.000 đồng/người/ngày.

– Chi chấm bài thi: Bài thi tự luận, mức chi tối đa 18.000 đồng/bài; Bài thi trắc nghiệm, mức chi tối đa 4.000 đồng/bài (bao gồm cả máy móc, thiết bị chấm thi trắc nghiệm).

– Chi phụ cấp trách nhiệm đối với Ban chỉ đạo thi, Hội đồng thi, các Ban của Hội đồng thi: Đề nghị vận dụng mức chi theo định mức tại Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT/BTC-BGDĐT hướng dẫn nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc té và khu vực (viết tắt là Thông tư số 66).

3. Một số nội dung chi khác

– Chi phụ cấp trách nhiệm thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi thi: Mức chi vận dụng quy định tại Thông tư số 66.

– Chi hội nghị, hội thảo tập huấn và chi cho cán bộ, giáo viên được điều động liên quan đến tổ chức kỳ thi và kiểm tra, giám sát: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (viết tắt là Thông tư số 97).

– Đối với các khoản chi khác liên quan đến công tác tổ chức thi, đơn vị được vận dụng mức chi quy định tại Thông tư số 66 để thực hiện.

4. Năm 2016, không thu lệ phí phúc khảo đối với các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Nội dung chi, mức chi cho chấm thẩm định, chấm phúc khảo, thanh tra thi, kiểm tra bài thi: Đơn vị được vận dụng mức chi tại Thông tư số 66.

5. Định mức chi hướng dẫn tại văn bản này là định mức chi tối đa, căn cứ khả năng ngân sách được nhà nước hỗ trợ, nguồn thu lệ phí tuyển sinh và nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ (nếu có), đon vị quyết định mức chi cụ thể cho phù hợp, nhưng không vượt mức chi tối đa hướng dẫn tại văn bản này.

Trong trường hợp kinh phí thực tế để tổ chức kỳ thi vượt quá nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn thu từ lệ phí tuyển sinh, đề nghị các đơn vị huy động từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị để thực hiện.

6. Căn cứ các quy định tại văn bản này, các cơ sở giáo dục đại học chủ trì cụm thi có trách nhiệm cân đối nguồn thu để chi trả các chế độ bao gồm cả công tác phí theo quy định tại Thông tư số 97 cho các cán bộ do đơn vị đỉều động tham gia hoặc đơn vị phối hợp theo Quyết định số 769/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2016 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học chủ trì tổ chức cụm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 (nếu có).

Chậm nhất 30 ngày sau khi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 kết thúc, các cơ sở giáo dục đại học chủ trì tổ chức cụm thi phải tổng hợp thanh quyết toán kinh phí báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Kế hoạch – Tài chính) theo quy định.

PV/ GD&TĐ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)