Lupus là một căn bệnh trong đó hệ miễn dịch của người bệnh tấn công chính cơ thể họ. Đồ ăn có chứa tinh bột có thể làm giảm các phản ứng tự miễn đối với người mắc bệnh lupus.
Các thí nghiệm ở chuột cho thấy những vi khuẩn đường ruột nhất định làm trầm trọng thêm căn bệnh, nhưng ăn tinh bột có thể khiến nó ngừng phát triển.
Lupus là một căn bệnh trong đó hệ miễn dịch của người bệnh tấn công chính cơ thể họ. Căn bệnh có thể bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn đường ruột, Martin Kriegel đến từ Đại học Yale và các đồng nghiệp đã tiêm kháng sinh cho chuột bị bệnh lupus để làm suy yếu các vi khuẩn trong ruột chúng.
Tinh bột kháng tiêu, một chất xơ được tìm thấy trong đậu và khoai tây, có thể ảnh hưởng tới các vi khuẩn trong ruột chúng ta.
Kết quả cho thấy những con chuột này sau đó đã có ít phản ứng tự miễn nghiêm trọng hơn và có gấp đôi khả năng sống sót so với những con không được tiêm kháng sinh.
Đội nghiên cứu thấy rằng nồng độ lactobacillus ở những con chuột ốm yếu tăng lên, cho thấy nó có thể liên quan tới bệnh lupus. Các vi khuẩn cũng lan tới ruột, gan và lá lách của chúng, điều không xảy ra ở những con chuột khỏe mạnh. Kriegel cho biết, điều này có thể lí giải tại sao bệnh lupus liên quan tới các phản ứng miễn dịch hệ thống ở nhiều cơ quan khác ngoài ruột.
Anh cho hay: "Lactobacillus là một yếu tố không ngờ". Nó được tìm thấy ở những người khỏe mạnh và thường được quảng cáo là vi khuẩn tốt trong nhóm lợi khuẩn, nhưng ở đây nó hoạt động hoàn toàn khác.
Tinh bột kháng tiêu, một chất xơ được tìm thấy trong đậu và khoai tây, có thể ảnh hưởng tới các vi khuẩn trong ruột chúng ta. Kriegel muốn biết liệu nó có vai trò gì trong bệnh lupus không, nên đội nghiên cứu đã cho lũ chuột bị bệnh lupus ăn tinh bột kháng tiêu trong bảy tháng.
Kết quả cho thấy ít có sự phát triển của lactobacillus trong ruột của chúng hơn, có ít vi khuẩn lan tới các bộ phận khác của cơ thể hơn, và nhìn chung bệnh của chúng đã cải thiện.
Kriegel cho biết: "Vẫn còn cần xem xét liệu một bữa ăn tinh bột có thể có lợi cho bệnh nhân hay không. Nhưng đây sẽ là một mục tiêu dài hạn".
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)