Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đổ bệnh vì sử dụng máy điều hòa quá mức

Tạp Chí Giáo Dục

Theo d báo ca Đài Khí tưng thy văn khu vc Nam b, t nay đến ngày 13-4 TP.HCM s duy trì nn nhit đ t 35-37 đ C. Thi tiết nng nóng làm tăng nhu cu s dng máy điu hòa nn nhit đ thp cũng là nguyên nhân ph biến khiến ngưi ln tui, ph n mang thai và tr em d đ bnh.

Chuyên gia y tế khuyên nên duy trì nhit đ t 28-29 đ C đi vi tr sơ sinh

Đ bnh vì nm điu hòa 24/24

Suốt mấy tuần qua, kể từ hôm ráp máy điều hòa trong phòng ngủ, ông Đỗ Văn Bình (80 tuổi, ngụ 62 đường Thành Công, quận Tân Phú) thường bị đau đầu, sổ mũi sụt sùi, thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh, ăn uống kém ngon mặc dù đa phần thời gian trong ngày đều ở trong phòng điều hòa mát rượi. Nhất là vào buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ ban đêm, nhiệt độ phòng thường duy trì ở mức 18-20 độ C, ông Bình giải thích: “Do nhà có mấy cháu nhỏ, phải để nhiệt độ như thế chúng mới ngủ yên”. Sau khi đi khám bệnh ở phòng khám tư, bác sĩ giải thích rằng nhiệt độ lạnh quá mức đã khiến cho thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm lạnh gây nên chứng cảm lạnh cho bệnh nhân. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc sử dụng thuốc, ông Bình cho biết đã điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ cao hơn và chỉ sử dụng vào buổi trưa và buổi tối, kết hợp sử dụng quạt máy vào những lúc trời chưa nắng gắt.

Nếu với người bình thường thời tiết nắng nóng đã gây khó chịu, thì đối với những người đang mang thai còn khó khăn hơn nhiều. Theo miêu tả của chị Phan Thị Thúy Hằng, nhân viên giao dịch của một ngân hàng trên địa bàn quận 3, mặc dù nhiệt độ trong phòng làm việc ở mức 22 độ nhưng vẫn khiến chị cảm thấy bức bối trong người. Để giải nhiệt, chị đã uống nước đá cả ngày, tăng công suất máy điều hòa khi về đến nhà và luôn duy trì nhiệt độ thấp nhất trong phòng ngủ suốt đêm cho đến sáng. “Khí hậu” này chỉ có thể làm hài lòng bà bầu và đứa con trai 7 tuổi, còn chồng chị Hằng thì phải trùm mền kín mít để “tránh rét”. Hậu quả sau những giải pháp “trốn nóng” này đã khiến cho chị Hằng bị cảm cúm, viêm họng, toàn thân nhức mỏi, còn con trai nhỏ bị viêm phổi phải đi khám bác sĩ.

S dng điu hòa sao cho an toàn

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1), trẻ em cũng như người lớn cần không khí mát mẻ để ngủ ngon giấc hơn, tuy nhiên nếu sử dụng nguồn khí lạnh nhân tạo không đúng cách sẽ làm chênh lệch nhiệt độ, dẫn đến hiện tượng “sốc nhiệt” gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho cả người lớn lẫn trẻ em. Riêng đối với trẻ sơ sinh, vì khả năng điều chỉnh thân nhiệt còn rất kém, nên luồng gió từ máy điều hòa có thể làm trẻ dễ mắc bệnh hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi. Do đó để bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ cần tránh cho trẻ nằm gần với máy điều hòa, đặc biệt cần tránh luồng gió thổi trực tiếp vào trẻ, nhất là vùng mặt và vùng đầu vì hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn rất non yếu. Khi ngủ trong phòng điều hòa, nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, đắp một tấm chăn mỏng che bụng, đề phòng cảm lạnh. Về thời gian sử dụng điều hòa, bác sĩ Khanh khuyến cáo phụ huynh chỉ nên bật điều hòa mỗi lần không quá 2-3 tiếng. Bên cạnh đó, máy điều hòa cần được vệ sinh định kỳ để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc lưu trú lâu ngày trở thành mầm bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo ngưi ln tui, tr em hoc ph n mang thai đu không nên lm dng máy điu hòa sut ngày đêm, không nên ngi trong phòng điu hòa kín quá lâu, nên ra ngoài 15-20 phút sau khi ngi phòng máy lnh liên tc t 3-4 tiếng. Sau mi 3 gi s dng, nên tt máy điu hòa khong 10 phút, sau đó m ca s kết hp s dng qut gió nhm giúp không khí lưu thông. Bên cnh vic v sinh máy lnh đnh k, cn tn dng ánh nng mt tri đ kháng khun và tiêu dit vi khun trong phòng ng hoc phòng làm vic có s dng điu hòa mt cách thưng xuyên, nhm to môi trưng an toàn cho ngưi s dng.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, thai phụ và người lớn (nhất là người cao tuổi), các chuyên gia y tế khuyên nên duy trì nhiệt độ từ 28-29 độ C đối với trẻ sơ sinh, 27-28 độ C đối với trẻ dưới 3 tuổi. Riêng phụ nữ mang thai, nhiệt độ phòng điều hòa an toàn là ở mức 26-28 độ C. Tuy nhiên, thai phụ cần tránh ngồi thẳng hướng luồng gió của máy điều hòa, vì vào thời điểm có thai, lỗ chân lông bị hở, nhạy cảm hơn người bình thường nên dễ bị cảm gió. Khi ngủ dưới điều hòa cần mặc áo kín cổ, mang vớ chân, dùng chăn đắp từ phần ngực trở xuống để không bị nhiễm lạnh. Riêng đối với người cao tuổi, do thân nhiệt thường không ổn định, sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh huyết áp, thấp khớp khi ngồi lâu dưới điều hòa, do đó cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa vừa phải ở mức 26-27 độ (không quá lạnh, cũng không quá nóng).

Vũ Phương

 

Bình luận (0)