Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Độ mặn sông Sài Gòn tăng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là thông tin do ông Rik Dierx – giám đốc Dự án biến đổi khí hậu và cấp nước cho đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM – đưa ra tại buổi tổng kết hội thảo Hồ dự trữ nước thô đảm bảo cấp nước an toàn cho TP.HCM, tổ chức 
ngày 8-4.

Độ mặn sông Sài Gòn tăng cao

Báo cáo trong buổi tổng kết bốn ngày đi thực địa tại Củ Chi, ông Rik Dierx (chuyên gia Hà Lan) cho biết chỉ số độ mặn sông Sài Gòn có xu hướng tăng và diễn biến rất phức tạp. Có thời điểm độ mặn đạt mức 600mg/lít (độ mặn an toàn 250mg/lít).

Nhóm chuyên gia đưa ra các nhóm giải pháp ngắn, trung và dài hạn. Trong đó nhóm giải pháp ngắn hạn tập trung vào việc di dời các điểm lấy nước lên phía thượng nguồn, đồng thời xây đê, đắp đập ngăn nước mặn xâm nhập vào trong đất liền.

Trong năm dự án thuộc nhóm giải pháp trung và dài hạn, các chuyên gia đặc biệt chú ý tới hai giải pháp. Đó là dự án lá phổi xanh, tận dụng, cải tạo và mở rộng rạch Láng Thé (Củ Chi) hiện có thành hồ dự trữ nước tự nhiên cung cấp cho các nhà máy sản xuất nước ở hạ lưu.

Dự án thứ hai là xây tuyến đường ống dài 70km đưa nước từ hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) về Tân Hiệp (Củ Chi) để xử lý. Tuy nhiên phải cân nhắc vì dự án này tốn kém nhất, dự tính 
500 triệu USD đến 1,5 tỉ USD.

Sau khi nghe các giải pháp của dự án đưa ra, nhiều chuyên gia Việt phản biện cho rằng các giải pháp đề ra vẫn còn bị động, không chủ động kiểm soát được nguồn nước từ thượng nguồn. Các chuyên gia VN đề xuất phải chú ý các giải pháp lưu trữ nước mưa, nước ngầm.

 

TIẾN LONG/TTO

 

Bình luận (0)