Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đỏ mắt tìm nhân lực ngành cơ khí

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hin nay, nhiu trưng ĐH-CĐ có đào to ngành cơ khí, hng năm có hàng ngàn sinh viên ra trưng nhưng vn không đáp ng đưc nhu cu ca th trưng lao đng.

Sinh viên mt trưng CĐ ngh thc hành ngh cơ khí

Đại diện nhiều doanh nghiệp (DN) tuyển dụng lao động ngành này phàn nàn: nhu cầu thì cao mà nguồn tuyển lại thiếu, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ người lao động có bằng cấp nhưng không thể làm việc được ngay từ đầu do chất lượng đào tạo thấp.

Cn nhân lc trình đ TC

Ông Ngô Thanh Phương (Công ty TNHH Cơ khí Đông Nam, TP.HCM) dẫn chứng từ đầu năm 2019 đến nay, công ty ông đã tham gia 3 sàn giao dịch việc làm để tìm kiếm nhân lực nhưng chỉ tuyển được 6 trong số gần 50 lao động mà công ty cần. Theo ông Phương, với những vị trí đứng máy tiện, bào, nguội, gia công kim loại… thì chỉ cần người lao động có trình độ TC, trong khi ứng viên hầu hết đều có trình độ CĐ và ĐH. “Chúng tôi cần người có tay nghề, kỹ năng chứ không đòi hỏi quá cao về bằng cấp. Tuyển lao động trình độ ĐH-CĐ, công ty phải gánh thêm một khoản khá lớn chi phí lương hàng tháng trong khi với yêu cầu công việc thì chỉ cần trình độ TC hoặc sơ cấp nghề”, ông Phương nói. Tương tự, ông Nguyễn Hữu Hậu (DN Nam Tiến chuyên gia công cơ khí ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) cũng đang vất vả để tìm nguồn lao động phục vụ nhu cầu mở rộng thị trường của DN. Vì thiếu nhân lực nên DN đành chọn giải pháp tuyển dụng học sinh, sinh viên mới ra trường thuộc các ngành tương tự, có kiến thức cơ bản về cơ khí để đào tạo lấp vào khoảng trống thiếu hụt lao động.

Ông Trần Thanh Hải (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho rằng qua sàn giao dịch việc làm trực tuyến và trực tiếp những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng lao động nhóm ngành cơ khí tăng cao. Không chỉ doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp FDI cũng có nhu cầu tuyển dụng, nhất là các chuyên ngành đúc khuôn mẫu, kim loại đúc sẵn…

Đại diện Công ty Nhật Huy Khang (chuyên tư vấn, đào tạo và cung ứng thực tập sinh, kỹ sư làm việc tại Nhật Bản) cho biết các đối tác đang thiếu nhân lực ngành cơ khí, để đảm bảo nguồn tuyển, công ty phải gắn kết với các trường, đặt hàng đào tạo ngành này. “Mỗi năm công ty hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên ngành cơ khí; động viên, khuyến khích các em học tập và xem đó là nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường lao động Nhật Bản”, đại diện công ty này cho biết.

Đào to nhóm ngành công nghip trng yếu

ThS. Nguyn Ngc Thnh (Trưng khoa Cơ khí đng lc, Trưng CĐ K thut Cao Thng) chia s, hc sinh, sinh viên hc ngành cơ khí ra trưng không phi lo tht nghip, mc lương cao hay thp tùy thuc vào năng lc ca mi ngưi (mc lương cho ngưi mi ra trưng không thp hơn 7 triu đng/tháng). Hc sinh, sinh viên ca trưng nhiu em đã có vic làm hoc đưc doanh nghip tuyn dng trưc khi tt nghip.

Theo ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM), trong giai đoạn 2019-2025 đến năm 2030, nhu cầu nhân lực tại TP.HCM dự kiến cần khoảng 300.000 chỗ làm việc/năm (150.000 chỗ làm việc tăng thêm). Cụ thể, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm bình quân 85%, trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp nghề chiếm 21%; TC chiếm 28%; CĐ chiếm 16%; ĐH trở lên chiếm 18%. Trong tổng nhu cầu nhân lực trên, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 21%; 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm 42%… Như vậy, lao động trình độ sơ cấp và TC vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các trình độ.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết trong tổng số gần 500 ngàn học sinh, sinh viên mà hệ thống giáo dục nghề nghiệp TP tuyển sinh năm 2018, có khoảng 93.000 người theo học 4 ngành công nghiệp trọng yếu. Điều này cho thấy sự mất cân bằng giữa các ngành nghề ngày càng giảm đi, đặc biệt là công tác dự báo nhu cầu lao động cũng thực chất hơn. Đây là nhóm ngành có mức tăng trưởng nhanh, có tác động tích cực từ chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, ông Lâm yêu cầu bên cạnh phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu, các ngành tự do dịch chuyển trong khối ASEAN thì các trường cần tập trung đầu tư cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là ngành cơ khí. Theo đó, các trường nghề phải bám sát DN xem họ cần gì ở người lao động, đào tạo phải theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành và các phân ngành.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)