Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đồ nhựa, túi nilon: Dùng một lần nhưng một ngàn năm mới phân hủy

Tạp Chí Giáo Dục

Tui th rác thi nha lên đến 500-1.000 năm;  tác đng tiêu cc đến h sinh thái, gây phá hy môi trưng đt, cn tr lưu thông nưc, ngp úng kéo dài dn đến sinh sôi vi khun gây bnh, vic đt cht thi nha gây tn hi sc khe và s phát trin bn vng.


Mi ngày tiu thương s dng hàng trăm túi nilon đng hàng cho khách. Ảnh: M.N

Việt Nam đang đứng thứ tư trong số các quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới (khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm). Riêng TP.HCM, trung bình một ngày thải khoảng 9.300 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó thải khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon khó phân hủy…

Nhan nhn đ nha s dng mt ln

Một ngày bán rau củ quả của chị Nguyễn Thị Liên tại chợ Vườn Chuối (Q.3, TP.HCM) từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Khoảng 1 tạ rau củ các loại bán ra, chị Liên dùng đến gần 3kg túi nilon sử dụng 1 lần, tương đương gần 600 chiếc đủ kích cỡ, màu sắc trắng, xanh, hồng, vàng để đựng hàng.

“Tùy khối lượng hàng, tôi dùng túi nửa kg, 1kg, 2kg để đựng cho khách. Khách mua vài củ hành tỏi, cho đến bó rau, quả bầu, quả bí đều cần đến 1 túi nilon. Nếu mua nhiều, tôi phải dùng thêm một túi lớn đựng gom các túi nhỏ. Trung bình cứ mỗi khách sử dụng miễn phí 3 túi các loại”, chị Liên cho biết.

Chợ Vườn Chuối hiện có hơn 1.000 sạp, cửa hàng to nhỏ, nhưng để tìm một nơi sử dụng túi thân thiện với môi trường thì vô cùng khó. Theo nhiều tiểu thương, các hội phụ nữ đã từng tuyên truyền, vận động chuyển sang sử dụng túi thân thiện với môi trường nhưng không có sự thay đổi vì dùng loại túi nilon đã thành thói quen lâu nay của tiểu thương. Các loại túi này mỏng, gọn nhẹ, sử dụng đa năng, giá thành rẻ. Loại tối màu khoảng 40.000 đồng/kg, loại trắng trong khoảng 45.000 đồng/kg, mỗi ký tương đương 200 túi. Trong khi đó, giá thành túi thân thiện môi trường đắt gấp đôi nên không ai chuyển đổi.

Cũng chính việc phát miễn phí của tiểu thương đã tác động trực tiếp đến thói quen sử dụng của khách hàng. Bà Lâm Hồng Ánh (nội trợ, nhà quận 5) cho biết, nếu đi chợ có mang theo túi đựng cũng chỉ được một chiếc giỏ nhựa hoặc một túi thân thiện môi trường loại lớn. Còn từng loại thức ăn tươi sống, rau củ phải cần đến nhiều túi đựng riêng và tất cả đều được tiểu thương đựng sẵn trong túi nilon phát miễn phí, khách hàng chỉ việc cầm về nên không ai phàn nàn.


Mi ly cà phê có đến 3 sn phm nha: Túi nilon, ly, ng hút. Ảnh: M.N

Mỗi ngày gia đình bà Ánh mang về nhà khoảng 10 túi nilon các loại. Trung bình mỗi tháng nhà bà thải ra môi trường khoảng 150 túi.

Có thể thấy thực trạng sử dụng túi nilon đang diễn ra khắp nơi và hàng ngày. Không riêng chợ truyền thống mà tại các quán ăn, quán nước vỉa hè đến nhà hàng, hiệu thuốc… đâu đâu cũng dùng. Ngoài túi nilon còn các loại nhựa dùng một lần khác như ly nhựa, ống hút, hộp xốp, chai lọ. Mỗi ly nước mang đi có đến 3 sản phẩm nhựa: ly, ống hút, túi nilon.

Đánh thuế cao đ nha dùng mt ln

Tại TP.HCM, năm 2018, Thành ủy TP đã ra Chỉ thị số 19 thực hiện cuộc vận động “Người dân TP không xả rác ra đường và kênh rạch”; đến tháng 7-2019 UBND TP ban hành kế hoạch “chống rác thải nhựa” giai đoạn 2019-2021, theo đó yêu cầu đến hết năm 2020, 100% siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà sách sử dụng bao bì thân thiện môi trường; tiểu thương chợ giảm 50% túi nilon khó phân hủy. Với sự quyết tâm của TP, nhiều cơ quan tổ chức đã và đang bắt đầu tham gia hưởng ứng.

Tuy nhiên, kết quả mới thể hiện trong các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi. Còn lại các cửa hàng, quán ăn, chợ truyền thống vẫn sử dụng túi nilon.

Bà Phan Thị Thúy Phượng (Công ty bao bì thân thiện Phương Lan) cho rằng, bên cạnh lý do túi nilon sử dụng một lần giá thành thấp, tiện lợi nên tiểu thương khó chuyển đổi thì các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa khó phân hủy chưa nhận thức rõ sự nguy hiểm hoặc nhắm mắt làm ngơ để sản xuất. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, túi nilon khó phân hủy có giá thấp là không hợp lý. Với mức thuế 50.000 đồng/kg không ảnh hưởng đến giá thành phẩm, lý giải ở hành vi không đóng thuế và trách nhiệm cơ quan thẩm quyền. Mặt khác, cũng phải nhìn nhận công tác tuyên truyền chưa được triển khai đồng bộ, chưa đi vào chất lượng.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Ngọc Lý (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng – CECR) – cho rằng, chúng ta chưa có lộ trình cụ thể trong quá trình thực hiện chuyển đổi hành vi, từ nâng cao nhận thức, đưa sản phẩm thay thế túi khó phân hủy cho đến những phương án khác. Đơn cử, nói đến túi thân thiện nhưng lại chưa xác định được một cách cụ thể về tính hiệu quả của loại này.


Hp xp cũng rt khó phân hy đưc dùng ph biến đ đng thc ăn. Ảnh: M.N

Theo nhiều ý kiến, thay đổi một thói quen là rất khó vì thế cần có những giải pháp đồng bộ. Bà Nguyễn Khánh Chi – Học viện Cán bộ TP – cho rằng, Nhà nước cần xây dựng và đảm bảo tính khả thi lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng túi nilon tại chợ và khu dân cư, sau đó tiến tới ban hành các quy phạm, chế tài cấm sử dụng túi nilon một lần khó phân hủy. Nhà nước cũng nên có chính sách ưu đãi những doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng sản phẩm thân thiện; đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp đổi mô hình sản xuất từ sản phẩm truyền thống sang sản phẩm thân thiện môi trường; đẩy mạnh chất lượng, số lượng, các hoạt động tuyên truyền tác hại của túi nilon và rác thải nhựa đến môi trường; nhân rộng các mô hình hạn chế rác thải nhựa và túi nilon truyền thống. Đặc biệt kiểm soát chặt chẽ hoạt động đóng thuế bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất túi nilon truyền thống.

Bà Lý cũng cho rằng, nếu giải pháp đụng chạm đến quyền lợi con người sẽ rất khó thực hiện. Cho nên cần tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động nâng cao nhận thức và tạo ra những mô hình, cách làm hay để có thể thay đổi hành vi. Mô hình đó phải có hàm lượng khoa học, công nghệ, giải pháp cụ thể để mọi người có thể từng bước chấp nhận thực hiện. Để làm hiệu quả cần có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, cộng đồng, sự ủng hộ của Nhà nước và đòi hỏi phải có thời gian, sự kiên nhẫn.

Minh Ngc

Bình luận (0)