Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đỗ tương: Ăn bao nhiêu mới tốt cho sức khỏe?

Tạp Chí Giáo Dục

Được hoanh nghênh như một siêu thực phẩm có thể đánh bại bệnh ung thư vú, giúp chắc khỏe xương và xoa dịu các triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy đỗ tương có thể gây nguy cơ cho sức khỏe của một số nhóm người.
Các chuyên gia Mỹ tin rằng các thực phẩm làm từ đỗ tương có thể làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới, cản trở chức năng tuyến giáp, gây tăng cân và rối loại hormones.
Thực phẩm bổ dưỡng
Thuộc loài họ đậu, đỗ và đậu lăng, đỗ tương thường được xay nhỏ rồi chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Nó chứa tất cả các loại axit amino thiết yếu để tạo ra protein cần thiết cho cơ thể và những người ăn chay thường lựa chọn các thực phẩm từ đậu làm món ăn chính cung cấp protein cho cơ thể.
Thật ngạc nhiên, theo ước tính của ngành công nghiệp thực phẩm, nó có mặt trong 60% các thực phẩm chế biến sẵn, được độn, tạo hương vị và bề mặt cho nhiều thực phẩm.
Ngũ cốc ăn sáng, các loại lương khô, bánh bích quy, phô mai, bánh nướng, các món tráng miệng, nước xốt, mỳ, bánh bao, súp… đều có chứa đỗ tương. Nó cũng có mặt trong các thực phẩm có nhãn ghi “vị đỗ tương”, “protein chay”, “dầu thực vật”, “plant sterols” hay chất chuyển thể sữa “lecithin”.
Hàng triệu người tin rằng nó là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, cung cấp protein mà không phải chất béo bão hòa, không làm tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, quá trình chế biến đỗ tương lại có thể làm cho thực phẩm trở thành một mối đe dọa sức khỏe.
Chỉ tốt cho tuổi mãn kinh?
Đỗ tương được cho là tốt vì có mức phytoestrogens (các hợp chất kích thích tố nữ) cao, giả các phản ứng của oestrogen trong cơ thể. Khoảng 100g đậu phụ có chứa 12,9mg phytoestrogens, trong 100g sữa chua đậu nành hay sữa đậu nành có 11,8mg chất này.
TS Margaret Ritchie, một chuyên gia về các kích thích tố nữ, ĐH Andrews (Anh), giải thích: “Nếu phụ nữ bị suy giảm oestrogen ở giai đoạn tiền mãn kinh, thì việc bổ sung thêm các kích thích tố từ đỗ tương có thể giúp làm dịu các biểu hiện khó chịu của giai đoạn đặc biệt này”. Nó cũng giúp giảm ảnh hưởng của oestrogen mà cơ thể sản xuất đối với vú và tử cung, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư vú và ung thư dạ con (được cho là khởi nguồn từ hormone).
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí Dinh Dưỡng, sữa đậu nành dành cho trẻ có thể gây ra một số vấn đề đối với các bé trai dưới 7 tuổi. Nghiên cứu của trường ĐH Edinburgh về ảnh hưởng của sữa đậu nành đối với các chú khỉ nhỏ cho thấy nó cản trở testosterone, kích thích phát dục sớm và gây ra các bệnh khi trưởng thành.
Ngoài ra, các nghiên cứu tại Nhật cũng cho thấy ăn nhiều các thực phẩm chế biến từ đỗ tương sẽ có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp, dẫn đến tăng cân, mệt mỏi và một số vấn đề liên quan đến thần kinh….
Marilyn Glenville, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của cuốn Sổ tay sức khỏe dinh dưỡng phụ nữ, nói: “Đỗ tương có thể cản trở sự hấp thụ i-ốt, vốn rất cần cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp. Củ cải trắng, bắp cải, lạc cũng có phản ứng tương tự. Nếu bị chẩn đoán là rối loạn tuyến giáp thì lời khuyên thường là nên hạn chế ăn những loại thực phẩm trên”.
Chế biến kiểu truyền thống
Bà nói thêm: “Đỗ tương trong nước sốt cũng như giúp làm tăng hương vị thực phẩm thường được chế biến kiểu công nghiệp. Chất xơ trong hạt đỗ tương thường bị loại bỏ hết và phần còn lại được ngâm trong các thùng nhôm để tạo ra các phản ứng hóa học mà một số nghiên cứu cho thấy quá trình này liên quan với ung thư”.
Glenville khuyến nghị nên giảm ăn các thực phẩm chế biến sẵn và tăng các thực phẩm chế biến thô.
Quỹ Dinh dưỡng Anh khuyến nghị nên bổ sung thêm các sản phẩm làm từ đỗ tương nhưng được chế biến theo cách truyền thống như đậu phụ, sữa đậu nành… trong thực đơn.
Đừng lạm dụng! Đỗ tương chỉ tốt cho sức khỏe khi ăn một lượng nhỏ, còn ngược lại thì sẽ gây hại nhiều hơn. Chỉ 1 khẩu phần nhỏ, khoảng 30g mỗi ngày là đủ.
Và hiện đang có những bằng chứng cho thấy đỗ tương biến đổi gien làm tăng nguy cơ dị ứng, vì thế cần lưu ý khi lựa chọn các sản phẩm làm từ đỗ tương tự nhiên và chưa bị biến đổi gien.
Nhân Hà (Dan tri)
Theo Dailymail

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)