Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dọa giết phóng viên đối mặt với tội hình sự

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong my tháng đu năm 2018, mt s đa phương xut hin hàng lot v nhà báo, phóng viên b đánh, da giết, hành hung, cn tr tác nghip, hoc mi đây nht là v ném phân bò vào trưc ca nhà mt phóng viên Báo Thi đi.

Căn h ca phóng viên Đng Cm Tú (Báo Thi đi) b ném phân bò vào ngày 31-3

“Khng b” tinh thn, da giết phóng viên

“Nạn nhân” của vụ khủng bố xảy ra gần đây nhất là chị Đặng Cẩm Tú, phóng viên Báo Thời đại, thường trú tại Nghệ An. Sự việc xảy ra vào đêm 31-3-2018, khi chị Tú về quê thọ tang cha, kẻ xấu đã bôi trét, đổ phân bò lênh láng bốc mùi hôi thối trước cửa căn hộ chung cư của chị. Nữ phóng viên này cho rằng, cớ sự bắt nguồn vào ngày 28-3 khi chị đến UBND xã Xuân Tường (huyện Thanh Chương) xác minh thông tin về tình trạng lợi dụng danh nghĩa cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp để làm đường giao thông, nhưng thực chất là lấy đất nông nghiệp “hô biến” thành đất gạch ngói. Đến ngày 30-3, khi bài viết được đăng trên Báo Thời đại (Thoidai.com.vn) thì lập tức chị đã nhận được nhiều cuộc gọi đe dọa từ người mà chị cho là có quen biết. Vào ngày 2-4, Công an phường Quang Trung, TP.Vinh (Nghệ An) đã phối hợp lực lượng điều tra xử lý vụ việc.

Trước đó, vào lúc 8 giờ 30 ngày 22-3, trong lúc ghi hình xe quá tải tại khu tái định cư thuộc khu vực 2 (phường Nhơn Bình, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), anh Dương Dũ Tuấn, phóng viên Báo Nông thôn ngày nay cũng đã bị côn đồ hành hung, cầm dao dọa giết. Theo cơ quan điều tra, người có hành vi hành hung, đe dọa phóng viên là chủ nhân một số xe ben đang vận chuyển đất tại khu tái định cư phường Nhơn Bình.

Vào đêm 11-3, trên địa bàn quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng), phóng viên Hứa Vĩnh Nhân (Báo Giao thông tại Đà Nẵng) được cơ quan cử đi nắm thông tin về việc quán bar LOST AND FOUND (số 28, đường Bạch Đằng) lấn vỉa hè, gây ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Vào vai khách hàng để nắm tình hình, nhưng khi đứng ở vỉa hè đối diện quán để dùng điện thoại quay hiện trường làm chứng cứ thì bất ngờ anh Nhân bị 5 thanh niên chạy ra đấm vào người và tra hỏi, thu giữ đồ tác nghiệp, giấy tờ tùy thân.

Gần 3 tiếng đồng hồ sau, phóng viên Hứa Vĩnh Nhân mới được thả về nhưng vẫn bị giữ lại chứng minh nhân dân. Vào lúc 17 giờ 30 chiều cùng ngày, phóng viên Thế Anh và phóng viên Tạ Văn Long (Báo Người lao động) sau khi ghi nhận tình trạng khai thác quặng trái phép ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn (thuộc xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) cũng bị hơn chục đối tượng chặn lại không cho đi. Các đối tượng này giật ba lô (trong đó có 1 máy ảnh, 3 điện thoại di động, 2 ví tiền và một số đồ dùng, giấy tờ cá nhân), dùng cùi chỏ đánh mạnh vào đầu khiến anh Long choáng váng. Sau đó hai phóng viên bị đưa đến láng trại rồi giam lỏng hơn 4 tiếng đồng hồ không cho đi đâu. Đến khi được thả về, hai phóng viên phát hiện ba lô của mình bị vứt trên đường, mất thẻ nhớ trong máy ảnh, 2 sim trong điện thoại và gần 1,5 triệu đồng.

Da giết phóng viên đi mt vi ti hình s

Điu 7 Ngh đnh 159/2013/NÐ-CP quy đnh x pht vi phm hành chính v “Hành vi cn tr trái pháp lut hot đng báo chí” quy đnh pht tin t 5-30 triu đng vi các hành vi cn tr, xúc phm danh d nhân phm, uy hiếp tính mng, hy hoi, làm hư hng phương tin tài liu hot đng báo chí ca nhà báo, phóng viên.

Theo nhận định của luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), tình trạng nhà báo, phóng viên bị đánh, bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân cũng như gia đình không còn là chuyện hiếm gặp trong một vài năm gần đây. Theo luật sư Thơm, bất kỳ một hành vi xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự, với tội cố ý gây thương tích, tội giết người, đe dọa giết người, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội hủy hoại tài sản… Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số159/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Tuy nhiên, luật sư Thơm lưu ý, các sự việc hành hung, đe dọa phóng viên nhà báo đang tác nghiệp chân chính được xử lý thời gian qua, chỉ mới được xem xét ở mặt một công dân bị đe dọa, hành hung. Trong khi đó,  Bộ luật Hình sự năm 2015 đã ghi nhận hành vi “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin…” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là “Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm”. Luật sư Nguyễn Anh Thơm đề nghị: “Trường hợp đối tượng nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhà báo, nếu có căn cứ xử lý về hình sự thì khi xét xử phải xử lý nghiêm minh. Chúng ta phải cương quyết không cho hưởng án treo đối với những loại tội phạm xâm hại đến quyền hành nghề hợp pháp của các nhà báo chân chính”.

Vũ Phương 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)