Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Đóa sen hồng mãi tỏa hương!

Tạp Chí Giáo Dục

Chng đưng bút nghiên tui hoa niên đã khép li 20 năm có l, thế mà nhng ký c ngt ngào, dung d và du yêu xưa như vn còn rt vn nguyên và đong đy cm xúc trong tôi vi cô Kiều Nguyệt Hồng Liên (giáo viên Ng Văn Trường THPT An Lạc, Qun Bình Tân, TP.HCM).

Cô Liên cùng các hc trò trong ngày nhn Gii thưng Võ Trưng Ton 2012

1.Tôi nhớ, ngày ấy, Cô rất trẻ, nhiệt huyết và rất lãng mạn, tinh tế. Những tác phẩm văn học dù hiện đại, cận đại hay sử thi, cổ tích đều được Cô chuyển tải đến chúng tôi bằng những phương pháp giảng dạy và nghệ thuật sư phạm hết sức tuyệt vời. Bằng tình yêu thương vô bờ bến của người Mẹ, người Chị và trái tim nhiệt thành, năng động của một giáo viên trẻ, Cô đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chặng đường 3 năm quan trọng và đáng nhớ nhất của tuổi học trò để rồi tất cả đã làm nên một 10A1, 11A1 rồi 12A1 thân thương và đong đầy kỷ niệm.

 Còn với riêng tôi, Cô không chỉ là người Thầy trên bục giảng thân quen, sâu rộng về kiến thức mà còn là người bạn, người chị, một nguồn động viên tinh thần lớn lao và vô cùng quý giá trong gần 20 năm qua, từ những ngày còn tung tăng tà áo trắng, lúc mới ngơ ngác bước chân vào giảng đường đại học hay những va vấp buồn vui trên con đường lập nghiệp. Có lẽ rằng do cùng nặng nợ với tình yêu văn chương nên tôi và Cô dường như từ lúc đầu đã có sự đồng cảm, gắn bó và thông hiểu nhau sâu sắc. Biết được hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt của tôi và một số bạn khác, Cô luôn đồng hành, khuyến khích chúng tôi vượt qua những bộn bề, lo toan ấy để yên tâm học hành và theo đuổi ước mơ.

2. Rồi khi tất cả mọi người tấp nập đến trung tâm này, cơ sở nọ ôn luyện cho giấc mơ ĐH thì trong gian nhà nhỏ bé đang sửa chữa, hàng ngày, Cô vẫn dành buổi sáng để cần mẫn ôn luyện môn Ngữ Văn cho tôi và một số bạn yêu Văn miễn phí. Đáp lại công ơn của Cô, những cánh cửa ĐH đã mở ra cho tôi cùng chúng bạn. Ngày tôi gói ghém hành trang đến với giảng đường cũng là ngày Cô và Thầy sơn sửa, hoàn thiện lại chiếc rương gỗ, một kỷ vật thời ĐH của Cô, và gửi trọn theo đó biết bao kinh nghiệm ở giảng đường, ở ký túc xá để làm quà tặng, làm hành trang cho tôi trong lần xa nhà đầu tiên, khi để vững tin hơn khi bước ra thế giới cao rộng của khung trời đại học. Đã bao năm rồi với biết bao lần di chuyển, chiếc rương gỗ ấy vẫn vẹn nguyên, tươi mới và là tài sản quý báu được nâng niu, trân trọng và đồng hành cùng tôi ở mọi nơi cư ngụ như một cách mà tôi yêu thương, trân quý những hành trang của Cô Thầy đã dành tặng cho mình.

Tình thương vô bờ bến mà Cô dành cho tôi không những chỉ trong thời gian hoa mộng ấy mà còn cả khi tôi chập chững vào nghề với bao khó khăn về giao tiếp, ứng xử trong những ngày làm việc đầu tiên, hoặc khi những bộn bề, cạnh tranh khốc liệt nơi chốn “quan trường”, hoặc khi một mình tôi phải đối mặt với những thách thức từ công việc, từ cuộc sống: mất xe, thất nghiệp, bệnh tật,… thì Cô vẫn bên tôi sẻ chia và động viên tôi tiến về phía trước bằng nghị lực và trái tim sáng trong. Nhờ thế mà qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của cuộc sống, có lúc đối diện với bao cám dỗ vật chất, cô học trò nhỏ ngày nào của Cô vẫn giữ được sự thanh sạch thuở nào, đã chạm tay vào những cánh cửa cao rộng hơn, đã bước chân ra được những chân trời mới tươi sáng hơn.

3.Điều đặc biệt hơn nữa, Cô không chỉ là nguồn động viên, tiếp sức về tinh thần cho bọn “nhất quỹ, nhì ma, thứ ba học trò này” mà Cô còn là người bạn, người thân, là nơi san sẻ, tư vấn tâm lý của biết bao bậc phụ huynh học sinh. Ba tôi từ lúc nào đã xem Cô như người con gái lớn trong nhà và thường hỏi thăm, nhắc nhở về Cô như chị gái tôi; hay như mẹ của bạn Quyên, cứ xem Cô như người nhà, thỉnh thoảng ghé ngang hoặc nhờ Quyên gửi cho Cô bó rau, quả mướp, con cá sau nhà; hoặc như gia đình của bạn Quốc Anh ban đầu sắp rẽ chia, nhưng qua quá trình trao đổi động viên, chia sẻ của Cô với gia đình thì cuối cùng bài hát đoàn viên cũng được cất lên trong không khí rộn ràng của ngày Quốc Anh thi đậu vào trường Cao đẳng.

Hạnh phúc thay, những cống hiến, những hạt ngọc Cô vun trồng cuối cùng đã được đền đáp bằng quả ngọt, cũng vào dịp Hiến chương Nhà giáo năm 2012, Cô đã được Sở GD-ĐT TP.HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản, một giải thưởng thật cao quý.

Từ ấy đến nay, mặc dù tuổi tác và thời gian đã làm cho sức khoẻ Cô giảm đi nhiều, hoặc khi phải đối mặt với rất nhiều biến cố trong cuộc sống của riêng mình, Cô vẫn không ngừng cống hiến và không từ bỏ hay có bất kỳ xao nhãng nào với sự nghiệp trồng người. Ngày ngày, Cô vẫn tận tụy với những học trò hiện hữu và dõi mắt theo những đứa đã đi xa với biết bao kỳ vọng và tin yêu như bà mẹ hiền cứ dõi mắt, lo lắng theo những đứa con của mình cho dù chúng đã trưởng thành và thành gia lập thất. Ấy thế mà không phải ngạc nhiên khi Cô được bao thế hệ học trò trìu mến gọi Cô là “Mẹ Liên”, “Má Liên” hay “Gấu Mẹ Hồng Liên Kute”… Nhân đây, tôi xin có đôi dòng thơ để thay lời cho những lời tri ân gửi đến cô Liên: Sen Hồng mấy đóa thắm tươi/Dâng Người chở nặng phù sa cho đời/Dẫu bao sóng dập gió vùi/Hương hoa vẫn rạng sắc ngời tinh anh.

Trương Th Hng Châu
(Cu hc sinh Trưng THPT An Lc
niên khóa 1996-1999)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)