Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Doanh nghiệp bên vực phá sản có tên trong top… tăng trưởng nhanh nhất VN!

Tạp Chí Giáo Dục

Đứng thứ 30 trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2012, SME đang đứng trước nguy cơ buộc phải tạm dừng hoạt động vào tháng 4 tới sau khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, công ty bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và lãnh đạo bị bắt.

SME đang đứng trước nguy cơ phải tạm dừng hoạt động, và tệ hơn là có thể bị phá sản.

Bảng xếp hạng FAST500 năm 2012 – Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam được CTCP báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố hôm nay đã không khỏi gây bất ngờ khi Công ty cổ phần chứng khoán SME lại là một trong số hiếm các doanh nghiệp trong ngành được "điểm danh".

 Không những vậy, SME lại được xếp thứ 30 trong số 500 doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất năm vừa rồi giữa lúc công ty đang trên bờ vực phá sản sau nhiều năm thua lỗ, lãnh đạo bị bắt và cổ phiếu bị hủy niêm yết khỏi sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
 Cụ thể, hồi đầu tháng 8/2012, Cơ quan an ninh điều tra đã tiến hành bắt tạm giam đối với cả Chủ tịch lẫn Phó Chủ tịch HĐQT công ty này để điều tra dấu hiệu "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" trong quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng hợp tác đầu tư chứng khoán niêm yết với Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí PVI.
 SME bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rút nghiệp vụ môi giới từ ngày 2/8 và bị cả hai sàn chấm dứt tư cách thành viên từ ngày 7/9. Đến 26/10 thì cổ phiếu SME bị "đuổi" khỏi sàn HNX do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức niêm yết.
 Trong 2 năm 2011 và 2012, công ty từng bị đình chỉ hoạt động thanh toán bù trừ 2 lần với thời gian 1 tháng/lần với lý do thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên và để xảy ra thiếu sót gây tổn thất nghiêm trọng cho khách hàng.
 Đến cuối năm 2012, sau khi quy định siết tỷ lệ an toàn vốn khả dụng có hiệu lực thì ngay lập tức, SME bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ 4/12/2012 đến 4/4/2013. 
 Theo quy định tại Thông tư 165 của Bộ Tài chính, qua thời gian kiểm soát đặc biết, nếu không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và có lỗ gộp dưới 50% vốn điều lệ hoặc không bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về phá sản doanh nghiệp thì SME sẽ bị buộc phải ngừng hoạt động.
 Tại ngày giao dịch cuối cùng, mặc dù tăng trần song thị giá SME cũng chỉ đạt mức 300 đồng/cp, chỉ bằng 1,53% thị giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên với 7/4/2010. Cổ phiếu này từng xuống mức 200 đồng/cp, mức giá thấp nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
 Mặc dù đã gần hết quý I/2013 song đến nay SME vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2011 và 2012. Theo báo cáo tài chính quý III/2011, công ty chứng khoán vốn được cho là có công nghệ tốt nhất Việt Nam báo lỗ 6 tỷ đồng, nâng số lỗ lũy kế 9 tháng năm 2011 lên 35 tỷ đồng.
 
Liên tục thua lỗ nhưng SME vẫn là doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thứ 30 năm 2012!

Liên tục thua lỗ nhưng SME vẫn là doanh nghiệp tăng trưởng nhanh thứ 30 năm 2012!

Theo DTO

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)