Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Doanh nghiệp cần đãi ngộ khi tuyển dụng lao động

Tạp Chí Giáo Dục

Đ đt hiu qu tuyn dng, bên cnh chính sách v tin lương, doanh nghip phi có các phúc li như nhà , nhà tr… Đc bit, doanh nghip phi làm sao đ ngưi lao đng cm thy h đưc tôn trng và có cơ hi phát trin.

Người lao động tìm hiểu cơ hội việc làm tại một ngày hội việc làm ở TP.HCM

Khó tuyn dng lao đng tr

Bà Lâm Thị Ngọc Ngân (Giám đốc nhân sự Công ty CP PIZZA 4PS) cho biết, do đặc thù đơn vị thuộc ngành dịch vụ nên khi tuyển dụng chủ yếu là lao động trẻ, chưa qua đào tạo. Để tuyển dụng được lực lượng lao động trẻ, công ty phải tiếp cận các kênh tuyển dụng như báo giấy, các trang tuyển dụng trực tuyến, Facebook, TikTok, thông qua nhân viên trong công ty. “Yêu cầu tuyển dụng của công ty cao. Bình quân mỗi năm công ty cần tuyển thành công trên 3.000 nhân sự làm việc toàn thời gian, như vậy mỗi tháng cần tuyển 300 nhân sự nhưng cung không đủ cầu. Khi tuyển dụng thành công, công ty sẽ đào tạo lao động ngay từ đầu. Có nhiều vị trí chúng tôi phải bỏ rất nhiều công sức đào tạo song tỷ lệ nhảy việc rất cao. Đây là một khó khăn của chúng tôi”, bà Ngân nói.

Tương tự, bà Trần Thị Quỳnh Hoa (Giám đốc Công ty TNNH Công nghệ Vua Thợ) chia sẻ, tư duy của gen Z (những người sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2012 – PV)  đang rất khác tư duy tuyển dụng của gen X (những người sinh trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1980 – PV). Người trẻ thích trải nghiệm, tìm nơi làm việc thích hợp nhất. Vì thế, chúng tôi đã góp phần xây dựng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) rất minh bạch: Làm việc ở đâu, kiếm bao nhiêu tiền, đánh giá mức độ hài lòng của khách… Điều này giúp người thợ nâng cao kỹ năng tay nghề, thái độ đối với ngành nghề. Trong khi đó, ông Trần Thanh Sơn (Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự Công ty TNHH May mặc Song Ngọc) cho biết, thời gian qua, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động. Nguyên nhân một phần do tiêu chí tuyển rất dễ nên người lao động cũng dễ nghỉ việc, họ có nhiều lý do để nghỉ việc như áp lực công việc, gia đình có việc riêng… Mặt khác, lao động phổ thông rất khó tuyển trên nền tảng số do người lao động không thể cập nhật được hồ sơ. Doanh nghiệp cũng có chính sách trong tuyển dụng như thưởng cho người giới thiệu nhân sự, mời công nhân cũ trở lại làm việc… song vẫn không đủ.

Nói về việc khó tuyển dụng lao động, bà Lê Thị Đoan Trinh (Phó Tổng Giám đốc khối Nhân lực Scommerce) cho hay, thực tế có nhiều ngành nghề các cơ sở giáo dục đào tạo không kịp như ngành thương mại điện tử hiện nay rất ít trường đào tạo. Các ngành logistics, kho bãi… khó tuyển dụng. Không có đơn vị đào tạo nào cung ứng được nhân lực cho những ngành này. Đây là các ngành mới, công ty phải tự đào tạo. “Các ngành mới hiện nay phát triển nhanh, chúng tôi phải tự học hỏi, học cách quản trị, phân loại hàng hóa. Chẳng hạn, shipper tưởng là người lao động không tay nghề nhưng thực sự cần chuẩn chỉnh, họ phải biết sử dụng điện thoại thông minh, phân loại hàng hóa, chăm sóc khách hàng…”, bà Trinh nói.

Cn phúc li cho ngưi lao đng

Ông Phạm Văn Cẩn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết, thị trường lao động TP.HCM trong 9 tháng đầu năm 2024 có xu hướng phát triển tích cực, phù hợp với xu hướng kinh tế và nhu cầu phát triển của thành phố. Theo đó, nhu cầu tuyển dụng tăng cao, nhất là các ngành công nghiệp công nghệ, dịch vụ, hành chính và bất động sản; doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kế toán – kiểm toán, marketing…; đồng thời chú trọng đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động.

Hiện nay doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động trẻ vì nhiều nguyên nhân

Trong 9 tháng đầu năm 2024, trung tâm đã thực hiện khảo sát 52.175 lượt doanh nghiệp với nhu cầu tuyển 230.378 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực tập trung chủ yếu ở khu vực thương mại – dịch vụ, chiếm 70,12%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 29,48%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,40%. Trên cơ sở kết quả khảo sát cung – cầu lao động, trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực quý IV-2024 cần khoảng từ 78.120-83.328 lao động.

Ông Đàm Trung Hiếu (Phó Trưởng phòng Quản lý lao động, Ban Quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp TP.HCM) lưu ý, doanh nghiệp muốn giữ chân người lao động phải đảm bảo về chế độ tiền lương, song song đó là đảm bảo các nhu cầu sống như nhà lưu trú, nhà trẻ, chăm sóc sức khỏe… Đặc biệt, doanh nghiệp cũng cần tổ chức đào tạo tay nghề, kỹ năng cho người lao động trước khi vào làm việc, trang bị kiến thức về pháp luật lao động và văn hóa ứng xử trong lao động, góp phần giúp người lao động nắm vững pháp luật lao động, có tác phong làm việc trong mỗi trường công nghiệp và hành xử theo các quy định của luật pháp Việt Nam.

Ông Phạm Anh Thắng (Trưởng Văn phòng đại diện Bộ LĐ-TB&XH tại TP.HCM) thông tin, thị trường lao động là một trong 3 đầu vào của nền kinh tế, tác động rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Hiện cả nước có 52,4 triệu lao động, đây chính là một lợi thế. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động hiện nay là 68,9%. Tuy nhiên, trong bối cảnh của nền công nghệ số, chuyển đổi số, chúng ta đang đối mặt với khó khăn trong tiếp cận người lao động. Chúng ta phải nhìn nhận thực tế là tỷ lệ người lao động qua đào tạo hiện nay rất cao nhưng tỷ lệ người lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ lại không cao. Vì sao lại có điều này? Một phần doanh nghiệp tự đào tạo cho người lao động sau khi tuyển dụng, song họ không có chức năng cấp bằng, chứng chỉ cho người lao động đó. Bên cạnh đó, một số ngành nghề đang thu hút lao động nhưng chưa được định danh như chạy xe công nghệ, giao hàng… Mặt khác, lực lượng lao động đang có sự dịch chuyển về địa lý. Cụ thể, người lao động đang có sự dịch chuyển dần về các địa phương. Với cùng một mức lương, người lao động có xu hướng chọn về các địa phương có mức sống thấp hơn. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng dịch chuyển nhà máy về các địa phương để tận dụng nguồn lao động.

Để đạt hiệu quả trong tuyển dụng, bên cạnh chính sách về tiền lương, doanh nghiệp phải có các phúc lợi như nhà ở, nhà trẻ, song song với đó là họ phải được tôn trọng và có cơ hội phát triển…

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)