Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Doanh nghiệp cần gì ở người lao động?

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là thắc mắc của nhiều học sinh trong chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 vừa diễn ra tại Trường THPT Tân Túc và Trường THPT Bình Chánh (huyện Bình Chánh). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

PGS.TS Hoàng Th Hng Hà (Trưng khoa Quan h công chúng và Truyn thông, Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) đang gii đáp các thc mc ca hc sinh Trưng THPT Tân Túc

Làm đưc vic quan trng hơn bng cp

Trao đổi với các em học sinh Trường THPT Tân Túc, ông Nguyễn Quốc Cường (chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh) cho biết, ngày nay nhiều bạn trẻ cứ nghĩ chỉ cần có tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi từ một ngôi trường danh tiếng thì cơ hội việc làm sẽ mở rộng trước mắt, nhưng với sự phát triển và hội nhập không ngừng của nền kinh tế, nhân lực chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để tạo lòng tin cho doanh nghiệp, ngoài tấm bằng, chúng ta phải tích lũy cho mình trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thái độ cũng là yếu tố quan trọng giúp người lao động giải quyết những khó khăn trong quá trình làm việc. “Theo kinh nghiệm của tôi, các doanh nghiệp chỉ cần người lao động có khoảng 20% kiến thức học ở trường, 25% kỹ năng tin học và ngoại ngữ, còn lại là thái độ; bằng cấp không quan trọng, các em chọn bậc học nào cũng được miễn sao nơi ấy có thể giúp mình học hỏi được nhiều thứ”, ông Cường khẳng định. 

Say mê nghề nghiệp mới tạo ra giá trị khác biệt

Trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 tổ chức mới đây tại Trường THPT Bà Điểm (huyện Hóc Môn), nhiều học sinh trong trường quan tâm đến vấn đề: “Yếu tố nào tạo ra sự sáng tạo trong nghề nghiệp?”. Giải đáp băn khoăn này, ông Lê Ngọc Hải (Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp Education Tour) cho rằng, để tạo ra sự sáng tạo trong nghề nghiệp, mỗi người cần có năng lực cạnh tranh cốt lõi. Các yếu tố hình thành nên năng lực cạnh tranh cốt lõi, bao gồm cả kiến thức và kỹ năng. Trong đó, kiến thức học ở trường phổ thông, ở trường ĐH; kỹ năng được tích lũy từ bạn bè, gia đình, thầy cô, môi trường sống. “Ngay từ bây giờ các em phải dám và sẵn sàng trải nghiệm. Chính những trải nghiệm thực tế về ngành nghề sẽ là nền tảng bước đầu để các em có những hiểu biết đúng đắn về nghề, vượt qua những rào cản của nghề sau này. Đơn giản, nếu muốn kinh doanh có thể vào siêu thị, ra chợ quan sát việc mua bán; nếu muốn trở thành bác sĩ thì mạnh dạn vào bệnh viện để xem ngoài hình ảnh chiếc áo blouse trắng đầy kiêu hãnh thì bác sĩ còn phải đối diện với những công việc thường ngày như thế nào…”, ông Hải chia sẻ.

Trao đổi thêm, chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn khẳng định, chỉ có say mê trong học tập, lao động và cống hiến hết mình thì mới tạo ra được sự sáng tạo, những giá trị khác biệt trong ngành nghề, từ đó khẳng định bản thân. “Khi lựa chọn ngành nghề, nhiều học sinh hỏi tôi rằng: nên lựa chọn giữa cái mình đam mê hay lựa chọn cái mình giỏi? Điều này thì tôi không dám chắc, nhưng chắc chắn rằng, mình chỉ có thể giỏi thứ mà mình say mê, yêu thích. Do đó, lời khuyên dành cho các em là cần phải xác định được điều mình say mê thực sự là gì. Nếu đã theo đuổi thì nên làm đến cùng. Đừng tham khảo thông tin một ngành nghề ở quá nhiều nơi sẽ dễ gây hoang mang, nên tìm những nguồn tham khảo chính thống, có uy tín như thầy cô giáo, những người đã trải nghiệm trong nghề nghiệp đó, website các trường ĐH…”, ông Toàn nhấn mạnh.

Đ.Yến

Chuyên gia tâm lý Vũ Thin Toàn chia s nhng k năng chn ngành ngh vi hc sinh Trưng THPT Bà Đim

Để học sinh an tâm hơn, ông Châu Ngọc Lang (Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) thông tin thêm, Quốc hội vừa biểu quyết tuổi nghỉ hưu của nam là 62 tuổi. Như vậy, trong cuộc đời của nam giới chỉ có khoảng 40 năm để làm việc, nếu không sáng suốt trong việc lựa chọn nghề nghiệp, luôn suy nghĩ “làm việc nhẹ lương cao” thì chúng ta dễ thất bại. Trước thông tin này, một học sinh nữ trong trường bày tỏ sự lo lắng: “Em đam mê ngành công nghệ truyền thông nhưng không giỏi tiếng Anh thì có nên lựa chọn không?”. Giải đáp vấn đề này, PGS.TS Hoàng Thị Hồng Hà (Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, công nghệ truyền thông là ngành học ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực về truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh – truyền hình, phim quảng cáo…, và tiếng Anh là yếu tố quan trọng. “Nếu các em không có nền tảng về tiếng Anh thì vẫn không sao vì ngay từ buổi đầu Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM có kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Anh, em nào đạt thì vào học ngay, còn không đạt thì nhà trường sẽ đào tạo đến khi nào các em đủ điều kiện mới vào chuyên ngành. Không chỉ vậy, trong suốt 4 năm học, nhà trường còn có lớp tiếng Anh đặc biệt cho sinh viên rèn luyện để sau khi tốt nghiệp các em đủ điều kiện ra xã hội làm việc. Vì vậy, các em hãy an tâm, dũng cảm chọn nghề mà bản thân thấy phù hợp”, PGS.TS Hồng Hà khuyên.

Gii các môn xã hi, mun hc kế toán đưc không?

Đây là thắc mắc của em Nguyễn Thị Huyền (lớp 12A2 Trường THPT Tân Túc). Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Hoàng Thị Hồng Hà cho biết, muốn học kế toán thì người học phải giỏi tính toán. “Trong trường hợp này (của em Huyền – PV) thì hơi khó nhưng các em vẫn có thể vượt qua được nếu thật sự cố gắng. Hiện nay có nhiều phương thức xét tuyển đối với ngành này, nếu không giỏi toán thì các em vẫn có thể lựa chọn những tổ hợp môn khác xét tuyển (nếu có ngành kế toán). Đây là công việc lâu đời, doanh nghiệp nào cũng cần, muốn làm trong môi trường quốc tế thì cần thêm ngoại ngữ, còn không có khả năng thì chúng ta có thể làm tại Việt Nam”, PGS.TS Hồng Hà cho biết.

Mt n sinh Trưng THPT Bình Chánh đt câu hi cho ban tư vn

Tương tự, em Võ Thị Ngọc Hân (lớp 12A4 Trường THPT Tân Túc) hỏi: “Học ngành thú y thì ra trường làm việc ở đâu?”. Ông Châu Ngọc Lang trả lời: Đây là ngành mới, khi chúng ta thực hiện chăm sóc thú y tốt, đảm bảo quy trình giết mổ đúng vệ sinh thì đó cũng chính là cách bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Theo học ngành thú y, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng như chẩn đoán bệnh thông thường, biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vắc-xin phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; nắm bắt Luật Thú y, thị trường thuốc, chăn nuôi… Bên cạnh đó, người học còn hiểu biết về một số lĩnh vực gần gũi, liên quan như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, thủy sản, trồng trọt…, ra trường có thể làm việc tại các trạm thú y xã/phường; trung tâm chăm sóc thú y; các trang trại…

Tại Trường THPT Bình Chánh, em Phạm Thị Thúy Hằng (lớp 12A8) hỏi: “Nữ học ngành công nghệ ô tô được không?”. Theo ông Châu Ngọc Lang, học một ngành có thể làm được nhiều nghề, học công nghệ ô tô thì không nhất thiết phải tham gia sửa chữa, lắp ráp ô tô mà các em còn có thể làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng, bán hàng, tư vấn, kiểm tra quy trình sản xuất ô tô… “Đây là ngành nữ theo học rất ít, nếu theo đuổi rất có tiềm năng trong tương lai, do đó các em nữ nên mạnh dạn lựa chọn”, ông Lang gợi ý.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)