Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Doanh nghiệp du lịch mong sớm có vắc-xin để tự cứu mình

Tạp Chí Giáo Dục

Làn sóng dch Covid-19 kéo dài trong thi gian qua đã khiến ngành du lch kit sc, nhiu doanh nghip đang trong tình trng “hp hi” vì không có ngun thu. Nim hy vng ca các doanh nghip du lch trong thi đim này là mong sm có vc-xin phòng, chng dch bnh Covid-19 đ t cu ly mình.


Nhà th Đc Bà là mt đa đim du lch ni tiếng ti TP.HCM

Lao đao vì không có ngun thu

Nói về tình hình của công ty mình, ông Từ Quý Thành – Giám đốc Công ty du lịch Liên Bang cho biết, cũng như bao công ty du lịch khác, công ty của ông đang trong tình thế rất khó khăn, nguồn thu cạn kiệt, cầm cự được lúc nào hay ngày đó. Khó khăn chồng chất khó khăn, công ty này đã giảm một lượng nhân viên để họ tìm công việc khác mưu sinh và chờ đợi khi ngành du lịch hồi phục trở lại. “Trước đây, du khách có xu hướng đi theo tour nhưng khi dịch xuất hiện, du khách có tâm lý sợ đông người nên họ thường hạn chế đi du lịch hoặc nếu có đi thì cũng đi theo nhóm hoặc gia đình. Vì vậy, dù công ty có nỗ lực nhưng tình hình cũng không mấy khả quan” – ông Thành than thở.

Trải qua 4 đợt dịch quy mô lớn, 2 đợt giãn cách, sự tác động của dịch đã ảnh hưởng lên tất cả ngành nghề, trong đó du lịch lữ hành là ngành chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất, bao gồm tổn thất tài chính, tổn thất nhân lực và nhiều rủi ro khác.

Đại diện Công ty Du lịch Thương Hiệu Việt cho hay, trong hơn 1 năm rưỡi dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp gần như kiệt sức. Hiện công ty này đã tạm thời ngưng hoạt động, chế độ cho nhân viên công ty đang hỗ trợ mức lương 50% trong 4 tháng. Riêng về Khu sinh thái Về Quê đang giảm biên chế nhân sự 30%, các phòng ban cũng giảm ngày công, chỉ duy trì việc bảo dưỡng trùng tu các công trình, quang cảnh. Dù trong tình thế rất khó khăn nhưng doanh nghiệp du lịch vẫn cố gắng cầm cự nhất có thể.

Ông Nguyễn Minh Mẫn (Trưởng phòng Truyền thông – Marketing, TST tourist) khẳng định, dù khó khăn đến mấy, công ty cũng đã và đang tồn tại, vượt qua những khó khăn ngày càng gia tăng từ năm 2020 đến nay. “Chúng tôi duy trì bộ khung lãnh đạo chủ chốt và các lãnh đạo, chuyên viên nghiệp vụ trong điều kiện giãn cách với tỷ lệ 30% để vẫn duy trì công việc một cách trôi chảy, linh hoạt hướng đến sự hiệu quả” – ông Mẫn chia sẻ.

Hy vng vào qu vc-xin Covid-19

Để “cứu” ngành du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã có thư kêu gọi toàn thể các doanh nghiệp du lịch tham gia xã hội hóa tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thông qua đóng góp kinh phí để tiêm phòng cho các cán bộ, nhân viên trong đơn vị du lịch và gia đình của họ.

Theo ông Mẫn, TST tourist hoàn toàn ủng hộ phương án này, cần thúc đẩy nhanh việc mua vắc-xin và tiêm chủng cho từ 80-100% người dân để theo kịp xu hướng chủ động ngăn chặn dịch của thế giới. Đây cũng là cách chúng ta tìm kiếm cơ hội để chuẩn bị lại thị trường khách inbound và các điều kiện cần và đủ cho hộ chiếu vắc-xin có thể triển khai một cách có hiệu quả, mang tính chủ động. “Chúng tôi cũng đã đăng ký cho toàn thể cán bộ – nhân viên kể cả gia đình cán bộ – nhân viên sớm tiếp cận với nguồn vắc-xin theo hướng xã hội hóa. Chia sẻ với Chính phủ gánh nặng tài chính này với một mong muốn duy nhất là nhanh chóng trở lại với du lịch” – ông Mẫn nói.


Doanh nghip mong ngành du lch có th sm hot đng li

Trong khi đó ông Thành cho rằng việc ủng hộ tiền để tiêm vắc-xin và việc tự doanh nghiệp bỏ tiền ra tiêm vắc-xin cho người lao động của mình là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. “Nếu không có chương trình tiêm vắc-xin miễn phí cho lao động du lịch thì chúng tôi sẵn sàng tự bỏ tiền ra mua vắc-xin tiêm cho họ. Đây là một điều tất nhiên, mình không thể bỏ họ. Tôi nghĩ, ngành nghề nào thì xã hội hóa tiêm vắc-xin cho ngành nghề đó” – ông Thành cho biết.

Dù đang trong tình thế sức cùng lực kiệt do dịch Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp du lịch vẫn muốn tham gia chương trình xã hội hóa vắc-xin để tự cứu mình. Việc các doanh nghiệp tham gia chương trình xã hội hóa vắc-xin Covid-19 sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh và giảm tải gánh nặng ngân sách của nhà nước dành để tiêm phòng dịch cho toàn dân, đồng thời tạo điều kiện sớm khôi phục ngành du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM), thời điểm này các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn nhưng phần lớn đều hưởng ứng và xác định tham gia chương trình để sớm có vắc-xin trong lĩnh vực du lịch. Các doanh nghiệp đăng ký tham gia xã hội hóa vắc-xin đăng ký trực tiếp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và số lượng đăng ký đang tăng lên mỗi ngày.

“Hip hi Du lch TP.HCM mong rng làm sao đ vc-xin sm đến vi nhng đi tưng này. Sp ti đây, các nưc cũng s có chương trình h chiếu vc-xin. Nếu nhng ngưi làm du lch nưc mình đưc tiêm vc-xin, du khách mi yên tâm. Đó là chìa khóa cho vic phát trin du lch sau khi hết dch” – bà Nguyn Th Khánh (Ch tch Hip hi Du lch TP.HCM) k vng.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề cho ngành du lịch, các doanh nghiệp đang trong tình thế vô cùng khó khăn, nguồn thu cạn kiệt. Việc xã hội hóa vắc-xin cũng tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp. “Hiệp hội Du lịch TP.HCM cũng thấu hiểu nhưng không thể nào hỗ trợ được hết cho tất cả doanh nghiệp. Chúng tôi đang nỗ lực hết mình kết nối với các cơ quan chức năng và vận động xã hội hóa từ nhiều nguồn lực bên ngoài để ủng hộ mua vắc-xin tiêm cho những người hoạt động trong ngành du lịch” – bà Khánh cho biết thêm.

Theo Sở Du lịch TP.HCM, sau 5 tháng đầu năm 2021, chỉ có khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp lữ hành là còn đang hoạt động cầm chừng trên địa bàn. Theo đó, toàn TP có 1.049 doanh nghiệp lữ hành, trong đó 567 doanh nghiệp đang hoạt động, 105 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, 392 doanh nghiệp không hoạt động, 27 doanh nghiệp thay đổi trụ sở đi nơi khác.

Giải pháp đối với ngành du lịch của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung là vắc-xin cho những người làm du lịch, bao gồm phục vụ, hướng dẫn viên, những người thường xuyên tiếp xúc với khách ở các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, khu mua sắm…

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)