Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Doanh nghiệp hướng đến sử dụng lao động qua đào tạo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

80% hc sinh, sinh viên (HSSV) tt nghip có vic làm và thu nhp cao; t l lao đng qua đào to tính đến năm 2020 đt 62%… Đây là thông tin đưc đưa ra ti Hi ngh tng kết d án Đi mi và nâng cao cht lưng giáo dc ngh nghip (GDNN) giai đon 2016-2020 do Tng cc GDNN (B LĐ-TB&XH) t chc mi đây.


Sinh viên mt trưng ngh trong gi thc hành. Ảnh: T.Tri

Theo báo cáo của Tổng cục GDNN, dự án Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN (gọi tắt là dự án) đã hỗ trợ các trường nghề tuyển sinh hơn 11.000 chỉ tiêu, tăng 21% so với giai đoạn 2011-2015. Đồng thời giúp hơn 10.000 HSSV tốt nghiệp các trình độ, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62%.

ng đến ngun nhân lc cht lưng cao

Báo cáo tại hội nghị, bà Khương Thị Nhàn (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục GDNN) cho biết giai đoạn 2016-2020, hệ thống GDNN đã đạt được những kết quả tích cực nhờ dự án được triển khai đồng bộ từ các sở LĐ-TB&XH, các cơ sở GDNN trên cả nước. Đặc biệt là ứng dụng CNTT trong điều hành, giảng dạy mang lại những hiệu quả nhất định, nhất là trong năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. “Công nghệ góp phần hỗ trợ các trường trong việc đào tạo lao động có kỹ năng nghề cao, nâng chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới. Nhờ đó mà nhìn nhận của xã hội về GDNN đã dần thay đổi theo hướng tích cực, số người lựa chọn GDNN ngay từ đầu tăng mạnh theo từng năm”, bà Nhàn nói. Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Trường (Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục GDNN) đánh giá, kỹ năng tay nghề của người lao động ngày càng được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó doanh nghiệp không phải mất thời gian cũng như chi phí đào tạo lại như lâu nay. Từ các cuộc thi tay nghề trong nước, khu vực và quốc tế cho thấy, trình độ chuyên môn, kỹ năng của HSSV đã cải thiện đáng kể, tiệm cận với trình độ của HSSV các quốc gia trong khu vực và quốc tế. Cũng theo ông Trường, có gần 25% trong khoảng 56 triệu người lao động Việt Nam được thống kê qua đào tạo nhưng chưa có thống kê nào cho biết trình độ kỹ năng nghề, tức chất lượng năng lực hành nghề ra sao. Việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động khi tìm việc và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi tuyển dụng. Đánh giá kỹ năng nghề là một bước quan trọng hướng đến thị trường lao động chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh mà các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang cần.

Theo Tổng cục GDNN, kết quả khảo sát tại hơn 2.700 doanh nghiệp ở 34 tỉnh/thành năm 2018 cho thấy, có trên 130.000 lao động qua đào tạo các ngành nghề trọng điểm được doanh nghiệp sử dụng, chiếm đến 36,6% trong tổng số lao động. Cũng theo khảo sát này, giai đoạn 2019-2021, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo tăng lên gần 197.000 người (tăng khoảng 51%).

Chun đu ra tim cn vi khu vc và quc tế

Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Lê Văn Trường Thành (Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Thành Công, Đồng Nai) cho biết doanh nghiệp đang sử dụng 300 lao động, trong số đó có đến hơn 2/3 là lao động đã qua đào tạo. Khoảng ba năm trước, doanh nghiệp có khoảng 30% lao động không bằng cấp, chứng chỉ nghề thì nay số người này đã và đang được công ty gửi đi đào tạo bồi dưỡng để được đánh giá kỹ năng nghề. “Trước sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, nếu lao động không được đào tạo bài bản thì không ổn. Để tránh lao động nhảy việc sau khi được đào tạo, lao động phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Đây cũng là hướng để tinh giản lao động phổ thông, nâng chất lao động kỹ thuật”, ông Thành nói.

TS. Trương Anh Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) đánh giá, thời gian qua các trường TC-CĐ thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận với doanh nghiệp, đào tạo bám sát yêu cầu doanh nghiệp và xu hướng thị trường lao động. Các trường được lựa chọn là trường chất lượng cao và trường có nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế cũng đã có bước chuẩn bị khá vững chắc về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo. Đối với các ngành nghề tuyển sinh và đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Úc, Đức, đầu vào và đầu ra khắt khe hơn, trong đó có trình độ ngoại ngữ. Hầu hết HSSV tốt nghiệp chương trình song bằng này đều được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau tốt nghiệp, đây là tín hiệu vui của GDNN. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng nhiều trường nghề đã tuyển sinh đủ và vượt chỉ tiêu. Điều này thể hiện nhận thức của xã hội về GDNN ngày càng được nâng lên. Trong giai đoạn 2021-2025, nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề nghiệp cao, thích ứng với chuyển đổi số. Ông Dũng đề nghị các trường tiếp tục tuyển sinh các ngành nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao để đảm bảo cung ứng cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ông Nguyễn Chí Trường cũng lưu ý, chuẩn đầu ra của các trường TC-CĐ hiện nay là tạm ổn, song phải thường xuyên cập nhật, phát triển theo hướng tiệm cận với chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn về kỹ năng nghề và kỹ năng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cũng được bồi dưỡng, nâng cao thường xuyên về trình độ chuyên môn, kỹ năng theo yêu cầu, bởi chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng đào tạo.  

Trong chuyến thăm và làm việc tại một số trường nghề phía Nam, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của các trường trong việc chủ động gắn kết với doanh nghiệp để xây dựng chương trình, tham gia đào tạo, đánh giá chuẩn đầu ra và sử dụng lao động. Theo Thứ trưởng, doanh nghiệp đánh giá đầu ra sẽ phản ánh thực chất chất lượng đào tạo, qua đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp đối với GDNN. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới về đào tạo, các trường phải chủ động hơn nữa trong việc lựa chọn các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, đặc biệt là chương trình đào tạo kép của Đức.

Hng Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)