Ngày 6-11, tại TPHCM, Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2014.
Tại hội nghị, bà Trần Thị Ánh Nguyệt, đại diện Công ty TNHH Châu Quốc Đạt, bức xúc: Ngày 2-4-2013, chúng tôi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn do Cục Thuế TPHCM ký xử phạt về việc không đăng ký sử dụng tiếp tục hóa đơn (mẫu 3.12) với mức phạt 12 triệu đồng. Tuy nhiên, sự thật là vào tháng 12-2010, chúng tôi có nộp thông báo nhưng tổ tiếp nhận hồ sơ Chi cục Thuế quận Gò Vấp không nhận với lý do công ty siêu nhỏ không cần nộp, cơ quan thuế tự theo dõi được. Vậy mà, sau 2 năm chúng tôi lại bị xử phạt về lỗi này. Quá bất ngờ, chúng tôi làm tường trình lần 1 nêu rõ lý do như trên nhưng cán bộ thuế lập tức kêu lên gặp và đề nghị làm lại tờ trình theo hướng dẫn của Cục Thuế TP là phải nhận thiếu sót không nộp thông báo thì mức phạt sẽ giảm xuống 12 triệu đồng, nếu không sẽ bị phạt 60 triệu đồng. Từ đó đến cuối tháng 8-2014, chúng tôi nhận được 14 thông báo nộp phạt và 1 thông báo cưỡng chế tài khoản tại ngân hàng. Khi chúng tôi làm đơn kiến nghị Cục Thuế TP xem xét giải quyết thì được trả lời do thời hiệu khiếu nại đã hết (sau 90 ngày) nên không giải quyết.
“Mong Tổng cục Thuế xem xét cụ thể và giải quyết công tâm, thấu tình đạt lý, giải tỏa áp lực đang đè nặng lên các DN nhỏ để chúng tôi còn có thể thở và sống được” – bà Trần Thị Ánh Nguyệt đề nghị. Với trường hợp này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đề nghị Cục Thuế TPHCM đọc lại luật và văn bản pháp luật về Luật Khiếu nại tố cáo vì nó có điều khoản quy định về thời hạn và hết hạn khiếu nại, nhưng cũng có điều khoản hết hạn rồi xử lý như thế nào.
Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, mặc dù hết hạn hiệu lực khiếu nại, tố cáo nhưng vấn đề DN khiếu nại chưa được giải quyết đúng quy định, thấu đáo của cả 2 cấp kể cả trong tình huống không xuất hiện tình tiết mới, cơ quan có trách nhiệm vẫn phải xem xét để giải quyết. Vì vậy, Cục Thuế TP có trách nhiệm giải quyết cho DN, không thể lấy cớ 90 ngày để thoái trách nhiệm của mình. Nếu trong tháng này, Cục Thuế TP không giải quyết, DN có thể làm đơn gửi ra bộ.
Còn ông Nguyễn Thái Linh, Tổng Giám đốc Công ty Giấy vi tính Liên Sơn, cho rằng: Hiện nay, đối với lĩnh vực hải quan, mỗi lần mở tờ khai hải quan, DN phải nộp lệ phí hải quan là 20.000 đồng, thanh toán bằng chuyển khoản qua kho bạc DN tốn chi phí chuyển tiền 16.500 đồng, nếu thanh toán chậm vì nợ thuế 20.000 đồng thì DN bị cưỡng chế, trong khi tiền thuế DN nộp hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, có lúc lên đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, Bộ Tài chính nên bỏ khoản lệ phí này vì quá nhỏ và mất thêm thời gian của DN.
Còn ông Nguyễn Thái Linh, Tổng Giám đốc Công ty Giấy vi tính Liên Sơn, cho rằng: Hiện nay, đối với lĩnh vực hải quan, mỗi lần mở tờ khai hải quan, DN phải nộp lệ phí hải quan là 20.000 đồng, thanh toán bằng chuyển khoản qua kho bạc DN tốn chi phí chuyển tiền 16.500 đồng, nếu thanh toán chậm vì nợ thuế 20.000 đồng thì DN bị cưỡng chế, trong khi tiền thuế DN nộp hàng chục đến hàng trăm triệu đồng, có lúc lên đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, Bộ Tài chính nên bỏ khoản lệ phí này vì quá nhỏ và mất thêm thời gian của DN.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: Với vấn đề mở tờ khai, trong chính sách đã có quy định liên quan đến phí và lệ phí, Bộ Tài chính xin khẳng định lại là việc nợ lệ phí không phải là nợ thuế, phí để cưỡng chế; đơn vị chi cục, cơ quan hải quan nào cưỡng chế chỉ vì nợ lệ phí thì cơ quan hải quan đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đền bù thiệt hại cho DN. Mặt khác, Tổng cục Hải quan phải đáp ứng nhu cầu nhỏ lẻ, không thường xuyên liên quan đến DN nộp lệ phí theo tháng để tạo thuận lợi cho DN nộp trực tiếp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra lại với Tổng cục Thuế, hệ thống ngân hàng vì phí chuyển tiền là độc quyền.
Bên cạnh đó, nhiều DN đề nghị Bộ Tài chính khi ban hành thông tư, quyết định mới cần nghiên cứu kỹ để tạo tính ổn định về mặt chính sách để DN thực thi cho đúng; thủ tục hoàn thuế và ưu đãi thuế phải rõ ràng; tính thống nhất trong văn bản thuế…
Theo SGGP
Bình luận (0)