Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Doanh nghiệp không thể nằm ngoài xu thế tín chỉ carbon

Tạp Chí Giáo Dục

Tham gia th trưng tín ch carbon là mt xu thế bt buc doanh nghip (DN) phi tuân th hoc t nguyn. Tuy nhiên, đ to ra tín ch carbon đòi hi s quyết tâm và cn thi gian, thưng mt ít nht 3 năm đ có kết qu.


Xi măng là mt trong 3 ngành mũi nhn phi thc hin gim phát thi khí nhà kính. Ảnh: H.Tr

Tín chỉ carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện nay trên thế giới có thị trường tín chỉ carbon tự nguyện và bắt buộc. Trong đó, thị trường bắt buộc được Chính phủ quản lý, còn thị trường tự nguyện thường do các tổ chức phi chính phủ điều hành.

Làm gì đ tham gia th trưng tín ch carbon

Theo TS. Nguyễn Phương Nam – chuyên gia đánh giá về kiểm kê khí nhà kính của Liên hiệp quốc, để tham gia trên sàn giao dịch trước hết DN phải tạo ra được hàng hóa là tín chỉ carbon. Việc đầu tiên DN phải đánh giá được hiện trạng phát thải khí nhà kính thông qua báo cáo kiểm kê quỹ nhà kính của đơn vị. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ phân bổ hạn ngạch phát thải cho DN. Sau khi được phân bổ hạn ngạch, DN sẽ tạo ra tín chỉ carbon trên cơ sở sản xuất của DN. Việt Nam hiện có gần 2.000 DN đang thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính theo quy định. Đây chính là các DN sẽ tham gia thị trường carbon trong thời gian tới. Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận tín chỉ carbon, DN phải tự bỏ tiền cho việc thẩm định và xác nhận.

Ông Nam lưu ý, việc kiểm kê khí nhà kính không chỉ cần tính chính xác mà cần cả tính minh bạch, tính so sánh, tính thống nhất và tính toàn vẹn. Khó khăn lớn nhất của DN là thống kê số liệu không đủ và không tốt làm cho báo cáo không minh bạch.

“Kết quả tín chỉ carbon không phải một sớm một chiều là có được, thời gian ít nhất phải từ 3 năm cùng với sự quyết tâm cao của lãnh đạo DN”, ông Nam nhấn mạnh; đồng thời ông khuyên DN nên đăng ký sớm nếu tham gia sàn giao dịch.

Tại TP.HCM, dự án trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, lắp đặt điện mặt trời, nâng cấp đèn LED và các dự án khác đang nảy sinh một thị trường tín chỉ carbon tiềm năng. Với quy mô này, theo ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM – thì thị trường có giá trị tín chỉ carbon khoảng 790 triệu USD.

Ông Cao Tung Sơn – Trưởng phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM – thông tin, TP đang hướng dẫn thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho các cơ sở, nếu cơ sở đáp ứng các yêu cầu sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính. Từ năm 2023 đến nay, có 157 cơ sở thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh tín chỉ carbon phải nộp đơn đăng ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua hệ thống đăng ký quốc gia.


Doanh nghip không th nm ngoài xu thế tín ch carbon

Ông Sơn nhận định, việc tham gia thị trường tín chỉ carbon là một xu thế bắt buộc DN phải tuân thủ hoặc tự nguyện tham gia. Hiện Chính phủ đưa 3 ngành mũi nhọn phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính là thép, nhiệt điện, xi măng. Nếu không có quy định thì chính DN Việt Nam sẽ gặp khó khăn bởi trên thế giới đã áp 3 ngành này phải thực hiện giảm phát thải khí nhà kính.

Xây dng pháp lý cn da trên thc tin

Lộ trình phát triển thị trường carbon ở Việt Nam theo 3 giai đoạn. Từ năm 2025 sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon; Giai đoạn 2027 sẽ xây dựng quy định, hoạt động trao đổi quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế, triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon; Giai đoạn 2028 tổ chức vận hành sàn giao dịch chính thức, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon trong khu vực và thế giới.

Năm 2021, Vit Nam cam kết gim mc phát thi ròng v “0” vào năm 2050. Riêng TP.HCM, TP xác đnh là đa phương tiên phong trong chuyn đi xanh, đi đu trong thc hin mc tiêu gim phát thi ròng bng “0” vào năm 2050.

Nhiều ý kiến cho rằng, khoảng thời gian này là cơ hội để các bên liên quan, các tổ chức được phép làm thử để lấy kết quả điều chỉnh chính sách. Bởi hiện nay khung pháp lý hình thành thị trường carbon tại Việt Nam đã có, được xây dựng trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7-1-2022, Quyết định 01/2022/QĐ-TTG ngày 18-1-2022 và một số thông tư của các bộ ngành liên quan. Đây là những căn cứ pháp lý nền tảng, tuy nhiên do lần đầu ban hành sẽ có những vấn đề chưa hợp lý, đặc biệt thực tiễn thị trường này chưa được triển khai.

Ông Nam cho biết: “Quy trình ban hành văn bản pháp luật phải dựa trên thực tiễn. Người mua phải có sản phẩm mua, người bán phải có sản phẩm bán, đơn vị môi giới cũng phải có nơi giới thiệu sản phẩm. Tất cả phải tạo ra hệ sinh thái thị trường có dịch vụ sản xuất, cung cấp hàng hóa, xuất nhập khẩu… Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước nên có những cơ chế, tín hiệu giúp các bên liên quan của thị trường có thể tham gia. Như vậy, 3 năm tới – sau thời gian thí điểm – sẽ tạo tiền đề giúp Việt Nam có được thị trường mua bán trao đổi tín chỉ carbon tương tự các quốc gia trên thế giới”.

Còn theo ông Thanh, để tiến tới vận hành sàn giao dịch chính thức vào năm 2028, Bộ Tài chính cần chủ trì xây dựng thành lập sàn giao dịch tín chỉ carbon, ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường carbon. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức vận hành thí điểm, vận hành chính thức sàn giao dịch, theo dõi, giám sát thị trường carbon. Đồng thời, quy định các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới. Quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)